Skip to main content

Igor Mikhailovich Shalimov – Wikipedia tiếng Việt

Igor Mikhailovich Shalimov (tiếng Nga: Игорь Михайлович Шалимов, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1969) là một cựu tuyển thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô và Nga.





Shalimov sinh tại Moskva và tập luyện bóng đá tại lò đào tạo cầu thủ của FC Spartak Moskva.



Năm 1986, ông bắt đầu chơi ở giải bóng đá ngoại hạng Liên Xô trong màu áo của đội bóng này ở vị trí tiền vệ và cùng đội này giành ngôi vô địch giải năm 1989 và ngôi á quân năm 1991. Sau thành tích thi đấu tốt ở giải ngoại hạng Liên Xô và trong các trận đấu vòng loại của giải Euro 1992, Shalimov được U.S. Foggia của Ý mời sang thi đấu. Sau một mùa bóng ở đội này, Shalimov chuyển sang đá cho F.C. Internazionale Milano và chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm. Shalimov đã đá 50 trận cho Milano và ghi được 11 bàn thắng và cùng đội này giành ngôi á quân giải Serie A mùa bóng 1992-1993. Ngoài ra, Shalimov còn thi đấu cho MSV Duisburg (Đức), AC Lugano (Thụy Sĩ), Udinese Calcio (Ý), Bologna F.C. 1909 (Ý), S.S.C. Napoli (Ý).

Ở cấp quốc gia, Shalimov đã thi đấu 24 trận trong màu áo của đội tuyển Liên Xô (sau đó là đội tuyển SNG) và ghi được 2 bàn. Ở vòng chung kết giải vô địch bóng đá thế giới 1990 tổ chức tại Ý, ông chỉ là cầu thủ dự bị. Nhưng sau đó, khi đội tuyển được trẻ hóa, ông là cầu thủ trụ cột giúp đội tuyển Liên Xô vượt qua Ý ở vòng loại giải Euro 1992 để giành một vé vào vòng chung kết. Ông cũng thi đấu 23 trận trong màu áo của đội tuyển Nga, từng đeo băng đội trưởng đội này và ghi được 3 bàn thắng. Ông cùng đội này tham gia vào chung kết giải Euro 1996.

Khi bị cấm thi đấu 2 năm vì xét nghiệm máu cho dấu hiệu dương tính với nandrolone, một chất bị cấm, Shalimov nghỉ thi đấu nhà nghề. Ông tuyên bố rằng chất nandrolone nằm trong thành phần của loại thuốc mà bệnh viện ở Moskva đã dùng để điều trị chứng xuất huyết bên trong cho ông.



Năm 2001, Shalimov làm huấn luyện viên cho Krasnoznamensk, năm 2003 làm huấn luyện viên cho đội FC Uralan (Elista). Từ năm 2008 đến 2011, Shalimov là huấn luyện viên đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Nga.




Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n