Skip to main content

Quảng Châu Loan – Wikipedia tiếng Việt

Quảng Châu Loan (tiếng Pháp: Kouang-Tchéou-Wan, chữ Hán: 廣州灣), hoặc Lãnh thổ Quảng Châu Loan (tiếng Pháp: Territoire de Kouang-Tchéou-Wan) là một vùng đất ở miền Nam Trung Hoa, ven bờ đông bán đảo Lôi Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông. Khu vực này từ năm 1898 là nhượng địa[1][2][3] của Pháp ký với nhà Thanh với hạn kỳ 99 năm nhưng đến năm 1946 thì đã hoàn lại chính phủ Trung Hoa. Nay vùng đất này thuộc địa cấp thị Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.





Về mặt hành chính Quảng Châu Loan trực thuộc thống sứ Bắc Kỳ nhưng hưởng quy chế riêng chứ không sáp nhập vào Bắc Kỳ. Thuộc địa này sơ khởi được gọi là Fort Bayard, có Ủy viên (Commissaire) cai quản. Kể từ năm 1900 Quảng Châu Loan là một trong 6 xứ trong Liên bang Đông Dương.

Năm 1946 sau Chiến tranh thế giới thứ hai Pháp trao trả Quảng Châu Loan lại cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc theo hiệp ước ký kết ở Trùng Khánh ngày 28 Tháng Hai. Để bù lại việc Pháp trả các tô giới Quảng Châu Loan, Thượng Hải, Hán Khẩu, và Quảng Đông lại cho Trung Hoa, chính phủ của Tưởng Giới Thạch bằng lòng cho Quân đội Pháp vào Đông Dương[4], thay thế Quân đội Trung Hoa ở phía Bắc vĩ tuyến 16 để giải giới Quân đội Đế quốc Nhật Bản.


Danh sách các Tổng công sứ (Ủy viên) Pháp tại Quảng Châu Loan[5][sửa | sửa mã nguồn]


  1. Charles-Louis-Théobald Courrejolles: 1898 - 1900

  2. Gustave Alby: 1900 - 1902

  3. Théophile-Henri Bergès: 1902 - 1903

  4. Gustave Alby: 1903 - 1906

  5. Jean-Edme-Fernand Gautret: 1906 - 1908

  6. Henri-Victor Sestier: 1908 - 1910

  7. Paul-Edgard Dufrénil: 1910 - 1911

  8. Jean-Ernest Moulié: 1911 - 1912

  9. Pierre-Stéphane Salabelle: 1912

  10. Henri-Jean-Auguste Caillard: 1912 - 1915

  11. Marius-Albert Garnier: 1915 - 1919

  12. Jean-Félix Krautheimer: 1919 - 1922

  13. Paul-Marie-Alexis-Joseph Blanchard de la Brosse: 1922

  14. Jean-Félix Krautheimer: 1922 - 1923

  15. Paul-Michel-Achille Quesnel: 1923 - 1925

  16. Paul-Marie-Alexis-Joseph Blanchard de la Brosse: 1925 - 1927

  17. Louis-Félix-Marie-Édouard Rivet: 1927 - 1929

  18. Achille-Louis-Auguste Sylvestre: 1929 - 1932

  19. Pierre-Charles-Edmond Jabouille: 1932 - 1933

  20. Paul Delamarre: 1933 - 1934

  21. Maurice-Émile-Henri de Tastes: 1934 - 1936

  22. Camille-Fernand Chapoulart: 1936 - 1937

  23. Jacques-Henri-Paul Le Prevôt: 1937 - 1942

  24. Louis-Frédéric-Claire-Guillaume Marty: 1942

  25. Pierre-Marie-Jean Domec: 1942 - 1943

  26. Nhật Bản chiếm đóng: 1943 - 1945





  • Anslinger, H.J.; Tompkins, William F. (1953), The Traffic in Narcotics, Funk and Wagnalls 

  • Escarra, Jean (1929), Le régime des concessions étrangères en Chine, Académie de droit international 

  • Gale, Esson M. (1970), “International Relations: The Twentieth Century”, China, Ayer Publishing, tr. 200–221, ISBN 0-8369-1987-4 

  • A. Choveaux, "Situation économique du territoire de Kouang-Tchéou-Wan en 1923". Annales de Géographie, Volume 34, Nr. 187, pp. 74–77, 1925.

  • Handel, Michael (1990), Intelligence and Military Operations, United Kingdom: Routledge 

  • Li, Chuanyi; Ou, Jie (2001), “湛江维多尔天主教堂考察 (Research on the Victor Catholic Church of Zhanjiang)”, Study and preservation of Chinese modern architecture series (Tsinghua University) 1 

  • Luong, Hy Van (1992), Revolution in the Village: tradition and transformation in North Vietnam, 1925–1988, Hawaii: University of Hawaii Press 

  • Olson, James S. biên tập (1991), Historical Dictionary of European Imperialism, Westport, Connecticut: Greenwood Press 

  • Priestly, Herbert Ingram (1967), France Overseas: Study of Modern Imperialism, United Kingdom: Routledge 

  • Xu, Guangqiu (2001), War Wings: The United States and Chinese Military Aviation, 1929–1949, Greenwood Press, ISBN 0-313-32004-7 

  • Yu, Patrick Shuk-Siu (2000), A Seventh Child and the Law, Hong Kong: Hong Kong University Press 

  • lettres > par pays > Chine > Kouang-Tcheou-Wan, Le Papier Colonial: la France d'outre-mer et ses anciennes colonies, truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2007  Includes images of letters sent to and from the territory.

Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n