Skip to main content

Quà tặng khách mời đám cưới – Wikipedia tiếng Việt

Khung hình để tặng khách dự đám cưới

Hơn 160 món quà nhỏ được trao cho khách dự đám cưới

Quà tặng đám cưới (tiếng Anh: wedding favor) là món quà mà cô dâu chú rể gửi tặng khách mời trong ngày cưới. Khái niệm này rất phổ biến ở phương Tây nhưng ở Việt Nam còn khá mới mẻ.





Quà tặng đám cưới đã xuất hiện từ rất lâu; nhiều người cho rằng nó thật sự trở nên phổ biến từ thế kỉ XVII. Nó xuất phát từ việc những người phụ trách tổ chức lễ cưới mời những người khách đến sớm dùng bánh quy, trái cây và đậu phộng trong khi chờ đợi. Dần dần, người ta có thói quen tặng những món quà nhỏ nhưng ý nghĩa cho khách tham dự lễ cưới. Giới quý tộc châu Âu được coi là những người tiên phong cho trào lưu này. Những thứ được họ dùng làm wedding favors thường là những món mắc tiền của thời đó như vải vóc, khăn quàng cổ, trầm hương,…Ngày nay, quà tặng khách mời trong đám cưới trở thành một phần không thể thiếu trong các đám cưới của nhiều cặp vợ chồng đến từ các tầng lớp dân cư khác nhau ở nhiều nước, nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.



Quà tặng khách mời trong đám cưới giúp cô dâu chú rể thể hiện sự chào đón và tình cảm của họ với gia đình và bạn bè. Đó là sự trân trọng, lòng biết ơn và sự quan tâm. Ngoài ra, quà tặng còn được coi như một cách để cô dâu chú rể mới chia sẻ may mắn của họ với tất cả những ai tham dự đám cưới.
Quà tặng đám cưới còn giúp làm cho không khí lễ cưới thêm rộn ràng và làm đẹp thêm cho đám cưới.


Những quà tặng đám cưới truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]


Truyền thống tặng quà trong đám cưới phụ thuộc vào từng quốc gia, từng dân tộc và từng văn hóa. Hai loại quà tặng đám cưới lâu đời nhất chính là đường viên và hạnh nhân.
Ở Armenia, quà tặng truyền thống cho khách mời trong đám cưới là trái cây khô hoặc các loại hạt. Ở Trung Quốc, tiệc trà được chuẩn bị trong đám cưới và gia chủ thường tặng cho khách thường ấm trà hay túi trà. Dưới thời của nữ hoàng Elizabeth ở Anh, hoa cài áo thường được sử dụng trong các buổi tiệc cưới. Ngày nay vẫn còn một số nơi giữ truyền thống này.
Pháp và Hi Lạp có cùng truyền thống tặng hạnh nhân bọc đường. Ở Pháp, nó được gọi là Dragees và thường được gói trong một chiếc bao nhỏ. Ở Hi Lạp, số lượng hạnh nhân luôn là số lẻ bởi vì chúng không thể chia thành hai phần bằng nhau được và vì thế biểu tượng cho sự hòa hợp trong hôn nhân. Người Nhật thì có nhiều loại quà tặng khách mời. Khách đến dự tiệc được tiếp đón đặc biệt quan trọng và thường quà tặng có giá từ 50USD trở lên cho mỗi khách. Những chiếc bánh nhân đậu thường được xếp thành từng cặp, một đỏ và một trắng. Một sự lựa chọn khác có thể là những con hạc giấy. Theo truyền thống, cô dâu sẽ xếp 1000 con hạc giấy biểu tượng cho sự may mắn, thủy chung và trường thọ. Những con hạc giấy được bày trong đám cưới và sau đó tặng cho khách. Ở Thụy Sĩ, quà tặng khách mời là những chiếc khăn đỏ. Trong khi đó, ở Malaysia, quà tặng là những trái trứng luộc chín được trang trí một cách tỉ mỉ.


Quà tặng khách mời trong các đám cưới hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]


Quà tặng đám cưới ngày nay vô cùng phong phú, từ sang trọng đến giản gị, từ mắc tiền đến giá cả phải chăng, từ truyền thống đến hiện đại,… Các công ty, cửa hàng sản xuất và phân phối wedding favors ngày càng nhiều. Gần như rất dễ dàng mua được những món quà đẹp mắt, mới lạ kiểu này, nhất là qua Internet.
Các đám cưới hiện đại thường chọn những loại quà tặng độc đáo, gây sự ngạc nhiên, thích thú cho khách mời. Một xu hướng khác là chọn quà tặng phù hợp với chủ đề (theme) của đám cưới.

Một số loại quà tặng như nến, chocolate, bánh cookie,… có ưu điểm là kiểu dáng phong phú, trang trí đẹp mắt và giá cả không quá cao (nhất là với số lượng nhiều). Đặc biệt, nhiều công ty còn phục vụ những yêu cầu đặc biệt của khách hàng như khắc chữ, trang trí hoa văn, in hình ảnh,…









Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n