Skip to main content

PETN – Wikipedia tiếng Việt

PETN (pentaerythritol tetranitrat, tên thường gọi: penthrit; công thức hóa học: C(CH2ONO2)4) là một trong số những chất nổ mạnh nhất đã biết, nó nhậy nổ ma sát và nhậy nổ chấn động hơn TNT, không bao giờ sử dụng một mình làm thuốc dẫn nổ. PETN ban đầu được dùng làm thuốc dẫn nổ và thuốc nổ chính của đạn nhỏ, nay nó được dùng làm thuốc nổ sau trong kíp nổ, được dùng làm thuốc lõi của dây truyền nổ.

Trong dược phẩm, PETN được dùng làm thuốc dãn mạch như glyceryl trinitrat, "lentonitrat", là PETN nguyên chất.[1]





Là một chất hóa học bền. Bảo quản vận chuyển dễ hơn RDX. Tan mạnh trong methyl axetat, có thể phân hủy trong acetone, tan một ít trong ethanol và benzene.

Tốc độ truyền nổ của PETN khi mật độ 1,7 g/cm³ là 8.400 m/s. Mật độ tối đa của tinh thể khoảng 1,773 g/cm³, chảy ở 141 °C.

Các thông số kỹ thuật:



PETN không phải là một chất có sẵn trong tự nhiên, nên nó ảnh hưởng không tốt với môi trường. PETN bị phân hủy bởi vi khuẩn, khi nó thải ra từ phân hay nước tiểu chưa xử lý, hoặc sản phẩm không bảo quản. Theo một số báo cáo, PETN bị phân hủy bởi vi khuẩn, denitrat chuyển thành các trinitrat và dinitrat, pentaerythritol dinitrat là sản phẩm cuối cùng được biết đến, sau đó chưa rõ.



Nitrát hóa pentaerythritol, bằng hốn hợp axít sulfuric và axít nitric đậm đặc. Một phương pháp được ưa chuộng là ICI, theo phương pháp này, người ta nitrát hóa bằng riêng axít nitric đậm đặc, việc trộn axít có thể tạo ra các sản phẩm chứa lưu huỳnh không ổn định.


C(CH2OH)4 + 4HNO3 → C(CH2ONO2)4 + 4H2O



Được điều chế lần đầu năm 1891 bởi Tollens và Wiegand bằng nitrát hóa pentaerythritol, thu được từ acetaldehyde và formaldehyde. PETN được trộn vào thuốc tạo khói yếu Thieme năm 1894. Sau khi Chính phủ Đức xác nhận và bảo hộ, PETN được khảo cứu tính nổ mạnh từ 1912, và sản xuất. Một số người cho rằng PETN được quân Đức dùng trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[2]. Tuy nhiên, việc sử dụng này nếu có chỉ là thuốc nổ rời. Người Đức cho rằng những ứng dụng công nghiệp đầu tiên năm 1926, tên công nghiệp Pentaerythrit. Lúc này dược dùng làm kíp nổ và trộn với TNT làm thuốc nhồi đạn cỡ nhỏ.

PETN là một thành phần của thuốc nổ dẻo Semtex.



Vasodiatol, Baritrate, Penthrit, Quintrate, Angicap, Perityl, Antora, Pentanitrolum, Dipentrate, Nitropenta.




  • Cooper, Paul W., Explosives Engineering, New York: Wiley-VCH, 1996. ISBN 0-471-18636-8

  • T. Urbanski: Chemistry and technology of explosives. 1961

  • Dr.R. Haas, Dipl.Ing J. Thieme: Synonymverzeichnis der Explosivstoffe

  • J.Gartz: "Kulturgeschichte der Explosivstoffe " E.S.Mittler & Sohn.Hamburg.2006.


  1. ^ Russek H. I. (1966). “The therapeutic role of coronary vasodilators: glyceryl trinitrate, isosorbide dinitrate, and pentaerythritol tetranitrate.”. American Journal of Medical Science 252 (1): 9–20. PMID 4957459. 

  2. ^ Stettbacher, Alfred (1933). Die Schiess- und Sprengstoffe. Leipzig: Barth. tr. 459. 



Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n