Skip to main content

Perdiccas – Wikipedia tiếng Việt

Perdiccas (tên Hy lạp: Περδίκκας, Perdikas), mất năm 321 hoặc 320 TCN, là một trong số những tướng lĩnh quan trọng của Alexandros Đại đế. Sau cái chết của Alexandros đại đế năm 323 TCN, ông trở thành quan nhiếp chính cho đế chế của Alexandros.





Theo Arrian, thì ông là con trai của Orontes,[1] một người thuộc hoàng tộc tại tỉnh Orestis. Ông là chỉ huy của lực lượng bộ binh Phalanx nặng. Perdiccas tỏ ra đặc biệt xuất sắc trong chiến dịch chinh phục Thebes năm 335 TCN, trong chiến dịch này ông đã bị thương nặng. Sau đó ông là một trong những vị tứơng quan trọng trong cuộc chinh phục Ấn Độ của Alexander. Khi Hephaestion qua đời một cách đột ngột vào năm 324 TCN, ông đã được bổ nhiệm làm chỉ huy của lực lượng kị binh Companion và chiliarch(vizier). Cũng trong năm 324 TCN, trong lễ cưới tập thể tổ chức tại Susa, Perdiccas đã kết hôn với cháu gái của một phó vương tại Media, có tên Ba tư là Atropates.



Trong cuộc phân chia tại Babylon xảy ra sau cái chết của Alexander đại đế (năm 323 TCN), các tướng lĩnh của Alexander đã đồng ý công nhận cho Philip III của Macedon, một người con bị bệnh động kinh của cha Alexander là Philip II của Macedonia và người con chưa sinh ra của Alexander với Roxana được làm vua. Perdiccas được bổ nhiệm làm người giám hộ và là quan nhiếp chính của đế quốc. Ông tỏ ra không dung thứ cho bất cứ đối thủ nào, thay mặt hai vị vua (về sau Roxana sinh ra một người con trai), nắm trọn đế quốc dưới bàn tay của mình. Ông đã bắt giữ Meleager, chỉ huy lính bộ binh, rồi sát hại. Năm 322 TCN, ông ta đã hủy bỏ hôn ước với Nicaea, cháu của Antipater, bởi vì Olympias đã gả cho ông Cleopatra, em gái của Alexandros đại đế.

Người ủng hộ Perdiccas nhất là Eumenes, vị tướng cai quản vùng Cappadocia và Paphlagonia, đây là những tỉnh chưa bao giờ bị chinh phục bởi người Macedonia. Antigonus, vị tướng cai trị vùng Phrygia, Lycia và Pamphylia, đã từ chối thực hiện bất cứ mệnh lệnh nào mà Perdiccas ra lệnh cho ông. Một cuộc hội nghị hoàng gia được triệu tập để thử thách sự không tuân mệnh của ông ta, Antigonos đã trốn khỏi châu Âu và gia nhập vào liên minh của Antipater, Craterus và Ptolemy nhằm chống lại Perdiccas.



Rời bỏ cuộc chiến tranh ở Tiểu Á của Eumnes, Perdiccas thực hiện cuộc hành quân nhằm tấn công Ptolemy ở Ai Cập. Ông ta đã tiến tới Pelusium nhưng thất bại khi vượt qua sông Nile. Một cuộc binh biến đã nổ ra trong quân đội của ông, điều này là do sự bất tín nhiệm bởi thất bại và sự tàn bạo của ông. Ông ta đã bị ám sát bởi những sĩ quan thân cận của mình là Peithon, Antigenes và Seleucus vào khoản năm 321 TCN hoặc 320 TCN.



Perdiccas xuất hiện như là một trong những ký tự chính trong cuốn tiểu thuyết lịch sử trò chơi Funeral của Mary Renault. Renault sử dụng chính tả Perdikkas.

Perdiccas là một trong các ký tự trong cuốn tiểu thuyết lịch sử Roxana Romance của AJ Cave với tên Hy lạp Perdikkas.




  • Austin, M. M. (1994). The Hellenistic world from Alexander to the Roman conquest: a selection of ancient sources in translation. Cambridge: Cambridge University Press. 

  • Peter Green, 1990, Alexander to Actium, pp. 3–15

  • Hornblower, S and Spawforth, T (ed.), 2000, Who's Who in the Classical World, Oxford University Press, p 282


Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu