Skip to main content

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt


Mitsubishi Group
Ngành nghề
Tập đoàn
Thành lập
1870
Người sáng lập
Iwasaki Yataro
Trụ sở chính
Tokyo, Nhật Bản
Khu vực hoạt động
Toàn cầu

Nhân viên chủ chốt


CEO, Ken Kobayashi
Sản phẩm
Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không...
Doanh thu
tăng US$ 248.6 tỉ (2010)
Lợi nhuận ròng
tăng US$ 7.2 tỉ (2010)

Số nhân viên


350,000 (2010)
Website
Mitsubishi.com
Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau

Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản.





Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: "mitsu" tức tam có nghĩa là "ba" và "hishi" tức lăng (âm "bishi" khi ở giữa chữ) có nghĩa là "củ ấu", loại củ có hai đầu nhọn. Từ nguồn gốc đó mà Mitsubishi xếp ba củ ấu cách điệu làm biểu tượng (logo) cho hãng.

Công ty chuyển sang lĩnh vực khai thác than năm 1881 sau khi mua mỏ than Takashima [1]
và đảo Hashima năm 1890, sử dụng sản phẩm làm nguyên liệu cho đội tàu thủy hơi nước. Công ty cũng bắt đầu đa dạng hóa kinh doanh sang các lĩnh vực đóng tàu, bảo hiểm, xếp gỡ hàng và thương mại. Sau này sự đa dạng hóa được tiếp tục với việc Mitsubishi xâm nhập thêm vào các lĩnh vực khác như sản xuất giấy, thép, thủy tinh, hàng điện tử, tàu sân bay, khai thác dầu mỏ và bất động sản. Khi Mitsubishi xây dựng thành một nghiệp đoàn lớn, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa công nghiệp Nhật Bản.

Vì quá trình đa dạng hóa, Mitsubishi sau đó đã thành lập ba công ty con:



Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, Mitsubishi sản xuất tàu sân bay và máy bay chiến đấu, dưới sự chỉ đạo của kỹ sư hàng không Jiro Horikoshi. Mitsubishi Zero là máy bay tiêm kích chủ lực hoạt động trên tàu sân bay. Nó được các phi công của Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong trận đánh Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941 và trong rất nhiều lần khác, bao gồm cả trong các cuộc tấn công cảm tử Thần phong.



Mitsubishi tham gia vào quá trình phát triển kinh tế chưa từng có của Nhật trong thập niên 1950 và 1960. Khi Nhật Bản phát triển những ngành công nghiệp năng lượng và nguyên liệu. Mitsubishi đã lập ra các công ty Mitsubishi Petrochemical, Mitsubishi Atomic Power Industries, Mitsubishi Liquefied Petroleum Gas, và Mitsubishi Petroleum Development.

Mitsubishi tiếp tục phát triển các công nghệ mới trong các lĩnh vực khác như phát triển không gian, hàng không, phát triển đại dương, công nghệ thông tin, máy tính và chất bán dẫn. Các công ty của Mitsubishi cũng tham gia vào các lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

Năm 1970, Các công ty của Mitsubishi thành lập Mitsubishi Foundation để kỉ niệm 100 năm ngày thành lập của công ty. Tính đến năm 2007, Mitsubishi Corporation, một thành viên của tập đoàn Mitsubishi, là công ty thương mại lớn nhất Nhật Bản với hơn 200 cơ sở hoạt động tại khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Cùng với hơn 500 công ty con, Mitsubishi có khoảng 54,000 nhân công trên khắp thế giới.



Các thành viên chủ chốt[sửa | sửa mã nguồn]


  • 3 Diamonds Seafood Co.

  • Asahi Glass Co.

  • The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd.

  • Kirin Brewery Co., Ltd.

  • Meiji Yasuda Life Insurance Company

  • Mitsubishi Electric Corporation

  • Mitsubishi Estate Co.

  • Mitsubishi Motors (Automobile manufacturing and sales)

  • Mitsubishi Paper Mills, Ltd.

  • Mitsubishi Plastics, Inc.

  • Mitsubishi Rayon Co., Ltd.

  • Mitsubishi Research Institute, Inc.

  • Mitsubishi Shindoh Co., Ltd.

  • Mitsubishi Steel Mfg. Co., Ltd.

  • Mitsubishi UFJ Trust and Banking Corporation (part of Mitsubishi UFJ Financial Group)

  • Mitsubishi UFJ Securities

  • Nikon Corporation

  • Nippon Oil Corporation

  • NYK Line (Nippon Yusen Kabushiki Kaisha)

  • P.S. Mitsubishi Construction Co., Ltd.

  • Tokio Marine & Nichido Fire Insurance Co., Ltd.

Các tổ chức liên quan[sửa | sửa mã nguồn]






Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C