Skip to main content

Kaesong – Wikipedia tiếng Việt

Kaesŏng (Gaeseong, Hán-Việt: Khai Thành; phiên âm tiếng Việt: Kê-xâng) là một thành phố ở tỉnh Bắc Hwanghae, phía nam Bắc Triều Tiên (DPRK). Thành phố nằm gần khu công nghiệp Kaesong và có phế tích cung điện Manwoldae. Thành phố có tên chính thức là Songdo khi còn là kinh đô của Cao Ly. Thành phố đã thịnh vượng với vai trò là trung tâm sản xuất sâm Cao Ly. Ngày nay, thành phố này là trung tâm công nghiệp nhẹ của Bắc Triều Tiên.

Kaesong là một điểm đến du lịch cho du khách nước ngoài đến Bắc Triều Tiên và là một trong hai địa điểm ở Bắc Triều Tiên mà người Hàn Quốc có thể đến được. Nhiều di tích thời Cao Ly nằm ở Kaesong, gồm Nam Môn Kaesong, Songgyungwan, cung Manwoldae, cầu Sonjuk.





Trước năm 2002, Thành phố trực thuộc trung ương Kaesŏng được chia thành một thành phố Kaesŏng và 3 huyện.


Năm 2003, P'anmun-gun và một phần của Kaesŏng-si được tách từ Thành phố trực thuộc trung ương Kaesŏng và nhập vào khu công nghiệp Kaesŏng. Phần còn lại của Kaesŏng nhập vào Bắc Hwanghae.

Kaesong hiện có 24 đơn vị hành chính Dong, và 3 làng ("ri").[1]



Di tích lịch sử và các di chỉ khảo cổ ở Kaesong nằm ở thành phố Kaesong, ở phía nam của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Chúng bao gồm 12 phần riêng biệt, mà cùng nhau chúng đã là các minh chứng cho lịch sử và văn hóa của triều đại Cao Ly từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14. Bố trí bình phong của cố đô ở khu công nghiệp Kaesong, cùng cung điện, ngôi mộ hoàng gia, bức tường phòng thủ và các cổng thành ra vào thể hiện các giá trị về chính trị, văn hóa, triết học và tinh thần của một thời kỳ quan trọng trong lịch sử của khu vực. Các di tích ghi nhận cũng bao gồm đài quan sát thiên văn, hai trường học (trong đó có một dành riêng cho giáo dục cho các quan) và bia kỷ niệm. Di sản đã chứng minh cho sự chuyển đổi từ Phật giáo sang tân Nho giáo ở khu vực Đông Á và việc đồng hóa các giá trị tinh thần, chính trị, văn hóa của quốc gia đã tồn tại trước khi thống nhất Hàn Quốc dưới triều đại Cao Ly. Sự hội nhập của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và khái niệm bình phong đã được thể hiện trong quy hoạch của các di tích cùng kiến trúc đặc sắc của nó.

Bảo tàng Cao Ly có nhiều tác phẩm nghệ thuật Cao Ly vô giá và các di tích văn hóa (mặc dù nhiều tác phẩm trong số đó là bản sao của các tác phẩm tại Bảo tàng Lịch sử Trung ương Triều Tiên ở Bình Nhưỡng). Nơi đây từng là cố đô của triều đại Cao Ly, những ngôi mộ của gần như tất cả các vị vua của vương triều Cao Ly đều được đặt tại khu vực này, một số ngôi mộ bị hư hại. Các ngôi mộ đáng chú ý bao gồm mộ của Thái Tổ, các vị vua Huệ Tông, Cảnh Tông, Thành Tông, Hiển Tông, Văn Tông và Cung Mẫn Vương. Kaesong cũng là khu vực có hai ngôi mộ hoàng gia có niên đại từ thời vương triều Triều Tiên, đó là Lăng mộ Hoàng gia Hurung của vua Triều Tiên Định Tông, và Lăng mộ Hoàng gia Cherung chứa hài cốt của nữ hoàng Sinui, vợ của vua Triều Tiên Thái Tổ, người sáng lập ra triều đại. Hai ngôi mộ cuối cùng, mặc dù thuộc gia đình hoàng gia triều đại Triều Tiên, nhưng đã bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới tại Hàn Quốc là Quần thể lăng mộ Vương tộc của nhà Triều Tiên vì vị trí của chúng nằm ở Bắc Triều Tiên.






Tọa độ: 37°58′B 126°33′Đ / 37,967°B 126,55°Đ / 37.967; 126.550






Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu