Skip to main content

Họ Dây gối – Wikipedia tiếng Việt

Họ Dây gối (danh pháp khoa học: Celastraceae, đồng nghĩa: Canotiaceae, Chingithamnaceae, Euonymaceae, Goupiaceae, Lophopyxidaceae và Siphonodontaceae trong hệ thống Cronquist), là một họ của khoảng 90-100 chi và 1.300-1.350 loài dây leo, cây bụi và cây gỗ nhỏ, thuộc về bộ Dây gối (Celastrales). Phần lớn các chi của họ này có mặt tại khu vực nhiệt đới, chỉ có chi Celastrus (dây gối), EuonymusMaytenus là có sự phân bố rộng trong vùng có khí hậu ôn đới.





Tên gọi Celastraceae lần đầu tiên do Thomas Baskerville sử dụng vào năm 1839[2]. Trong khoảng thời gian kể từ khi Baskerville lần đầu tiên định nghĩa bộ Celastrales cho tới thế kỷ 21 thì vẫn có các khác biệt lớn trong ý kiến về việc những gì nên đưa vào bên trong bộ và bên trong họ lớn nhất của bộ là họ Celastraceae. Họ Celastraceae là nhóm duy nhất luôn được mọi tác giả đặt trong bộ. Do tính mơ hồ và sự phức tạp trong định nghĩa nó nên họ Celastraceae đã trở thành một nền tảng "đống rác" cho các chi với mối quan hệ mơ hồ. Một vài chi từng được gán vào họ này với sự nghi vấn đáng kể về việc chúng có thực sự thuộc về họ này hay không. Bên cạnh đó, một vài chi mà đúng ra thuộc về họ này (Celastraceae) nhưng lại đã từng được đặt ở những nơi khác.

Vào cuối thế kỷ 20, hai chi GoupiaForsellesia đã bị loại khỏi họ Celastraceae và khỏi bộ Celastrales. Goupia hiện nay trong bộ Malpighiales[3]. Forsellesia hiện nay trong bộ Crossosomatales[4]. Chi này hiện vẫn là chủ đề tranh luận về việc tên gọi chính xác của nó là Forsellesia hay Glossopetalon[5].

Sau khi bị đặt ở những nơi khác, các chi Canotia, Brexia, Plagiopteron được phát hiện là thuộc về họ Celastraceae. Họ Hippocrateaceae được phát hiện là xếp lồng sâu bên trong phạm vi họ Celastraceae và vì thế nó không còn được coi là họ tách biệt nữa mà chỉ coi như một phần của họ này.

Năm 2000, Vincent Savolainen và ctv. đã phát hiện thấy 3 họ Lepidobotryaceae, Parnassiaceae và Celastraceae có mối quan hệ họ hàng gần họ cho rằng chúng nên là các bộ phận hợp thành của bộ Celastrales[6]. Họ cũng loại chi Lophopyxis ra khỏi bộ Celastrales. Lophopyxis hiện nay tạo thành một họ đơn chi trong bộ Malpighiales[3]. Trong nghiên cứu ADN năm 2001, Mark Simmons và ctv xác nhận mọi kết quả trên, ngoại trừ vị trí của Lophopyxis và Lepidobotryaceae là những gì họ không lấy mẫu[7].

Năm 2006, Li-Bing Zhang và Mark Simmons đã tạo ra cây phát sinh loài của bộ Celastrales dựa trên ADN ribosome nhân và lạp lục[8]. Các kết quả của họ chỉ ra rằng BhesaPerrottetia đã bị đặt sai chỗ trong họ Celastraceae. Bhesa hiện nay thuộc bộ Malpighiales[3] còn Perrottetia thuộc bộ Huerteales[9]. Zhang và Simmons cũng thấy rằng PottingeriaMortonia có quan hệ họ hàng gần gũi với các họ Parnassiaceae và Celastraceae, nhưng không thuộc về cả hai họ này. Hai chi này vì thế chỉ thuộc bộ Celastrales. Họ thấy rằng SiphonodonEmpleuridium là các thành viên thật sự của họ Celastraceae, loại bỏ nghi vấn đáng kể về vị trí của chúng tại đây. Họ cũng chỉ ra rằng họ nhỏ Stackhousiaceae, bao gồm 3 chi, nên được gắn vào trong Celastraceae. Phần lớn các kết quả này đều được xác nhận trong cây phát sinh loài thứ hai của bộ Celastrales, do Mark Simmons và cộng tác viên tạo ra năm 2008[10].

Nicobariodendron sleumeri, thành viên duy nhất của chi này, vẫn tiếp tục là điều bí ẩn. Nó là cây gỗ nhỏ có trên quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ. Người ta biết rất ít về nó và nó chưa bao giờ được lấy mẫu cho thử nghiệm ADN. Nói chung người ta cho rằng nó thuộc về bộ Celastrales[11] nhưng điều này không phải là sự chắc chắn.



GRIN chia họ này ra thành 4 phân họ, gọi là Celastroideae, Hippocrateoideae, Salacioideae, Stackhousioideae cùng một số chi chưa đặt trong phân họ nào.


Phân họ Celastroideae[sửa | sửa mã nguồn]


  • Acanthothamnus

  • Allocassine

  • Apatophyllum

  • Bhesa? Hiện tại được APG III coi là thuộc họ Centroplacaceae trong bộ Malpighiales.

  • Brassiantha

  • Brexia

  • Brexiella

  • Canotia

  • Cassine

  • Catha (bao gồm cả Dillonia, Lydenburgia?)

  • Celastrus (bao gồm cả Monocelastrus)

  • Crocoxylon (bao gồm cả Pseudocassine). GRIN coi như là từ đồng nghĩa của Elaeodendron.

  • Crossopetalum (bao gồm cả Myginda, Rhacoma)

  • Denhamia

  • Dicarpellum? APG coi như là từ đồng nghĩa của Salacia trong phân họ Salacioideae.

  • Elaeodendron (bao gồm cả Lauridia, Telemachia)

  • Empleuridium

  • Euonymus (bao gồm cả Pragmotessara, Pragmotropa, Quadripterygium, Sphaerodiscus).

  • Evonymopsis

  • Fraunhofera

  • Gloveria

  • Glyptopetalum

  • Goniodiscus

  • Gyminda

  • Gymnosporia? APG coi là từ đồng nghĩa của Maytenus.

  • Hartogiella (bao gồm cả Hartogia). GRIN coi như là từ đồng nghĩa của Cassine.

  • Hartogiopsis

  • Hedraianthera

  • Hexaspora

  • Hypsophila

  • Kokoona

  • Lauridia? APG coi như là từ đồng nghĩa của Elaeodendron.

  • Lophopetalum (bao gồm cả Solenospermum)

  • Lydenburgia? APG coi như là từ đồng nghĩa của Catha.

  • Maurocenia

  • Maytenus (bao gồm cả Boaria, Gymnosporia, Moya?, Tricerma?)

  • Menepetalum

  • Microtropis (bao gồm cả Otherodendron, Paracelastrus)

  • Monimopetalum

  • Mortonia. Có lẽ không thuộc họ này.

  • Moya ? APG coi như là từ đồng nghĩa của Maytenus.

  • Mystroxylon

  • Orthosphenia

  • Paxistima (bao gồm cả Pachystima)

  • Peripterygia

  • Perrottetia? Nay được coi là thuộc bộ Huerteales.

  • Platypterocarpus

  • Plenckia (bao gồm cả Viposia)

  • Pleurostylia (Cathastrum, Herya)

  • Polycardia

  • Psammomoya

  • Pseudosalacia

  • Ptelidium

  • Pterocelastrus

  • Putterlickia

  • Quetzalia

  • Robsonodendron?

  • Rzedowskia

  • Salaciopsis (bao gồm cả Lecardia)

  • Salvadoropsis

  • Sarawakodendron

  • Scandivepres. GRIN coi như là từ đồng nghĩa của Acanthothamnus.

  • Schaefferia

  • Siphonodon (bao gồm cả Capusia)

  • Tetrasiphon

  • Torralbasia

  • Tricerma? APG coi như là từ đồng nghĩa của Maytenus.

  • Tripterygium

  • Wimmeria

  • Xylonymus

  • Zinowiewia

Phân họ Hippocrateoideae[sửa | sửa mã nguồn]


Phân họ Stackhousioideae[sửa | sửa mã nguồn]


Phân họ Salacioideae[sửa | sửa mã nguồn]


Chưa xếp vào phân họ nào[sửa | sửa mã nguồn]



Họ này có 2 chi như dưới đây:


Tuy nhiên có ý kiến cho rằng họ này nên được coi là một phần của họ Celastraceae[11] và điều này đã được ghi nhận trong hệ thống APG III năm 2009[12]. Chi Parnassia dường như là đơn ngành và có quan hệ chị em với chi Lepuropetalon. Chi Parnassia, cùng với MortoniaPerrottetia, là nằm trong nhánh có quan hệ chị em với phần còn lại[7].





  1. ^ Celastraceae R. Br., nom. cons.”. GRIN. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Ngày 17 tháng 1 năm 2003. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009. 

  2. ^ Thomas Baskerville. Affinities of Plants: with some observations upon progressive development. Taylor and Walton: Gower Street, London. (1839).

  3. ^ a ă â Kenneth J. Wurdack & Charles C. Davis (2009), “Malpighiales phylogenetics: Gaining ground on one of the most recalcitrant clades in the angiosperm tree of life”, American Journal of Botany 96 (8): 1551–1570, doi:10.3732/ajb.0800207 

  4. ^ Robert F. Thorne và Ron Scogin (1978). Forsellesia Greene (Glossopetalon Gray), a third genus in the Crossosomataceae (Rosinae, Rosales). Aliso 9(2):171-178.

  5. ^ Victoria Sosa. "Crossosomataceae" trong: Klaus Kubitzki (chủ biên) The Families and Genera of Vascular Plants vol. IX. Springer-Verlag: Berlin, Heidelberg (2007)

  6. ^ Vincent Savolainen, Michael F. Fay, Dirk C. Albach, Anders Backlund, Michelle van der Bank, Kenneth M. Cameron, S.A. Johnson, M. Dolores Lledo, Jean-Christophe Pintaud, Martyn P. Powell, Mary Clare Sheahan, Douglas E. Soltis, Pamela S. Soltis, Peter Weston, W. Mark Whitten, Kenneth J. Wurdack và Mark W. Chase (2000). "Phylogeny of the eudicots: a nearly complete familial analysis based on rbcL gene sequences". Kew Bulletin 55(2):257-309.

  7. ^ a ă Mark P. Simmons, Vincent Savolainen, Curtis C. Clevinger, Robert H. Archer, Jerrold I. Davis (2001). "Phylogeny of Celastraceae Inferred from 26S Nuclear Ribosomal DNA, Phytochrome B, rbcL, atpB, and Morphology". Molecular Phylogenetics and Evolution, 19(3):353-366. doi:10.1006/mpev.2001.0937

  8. ^ Li-Bing Zhang và Mark P. Simmons (2006). Phylogeny and Delimitation of the Celastrales Inferred from Nuclear and Plastid Genes. Systematic Botany 31(1):122-137, doi:10.1600/036364406775971778

  9. ^ Andreas Worberg, Mac H. Alford, Dietmar Quandt, Thomas Borsch (2009). Huerteales sister to Brassicales plus Malvales, and newly circumscribed to include Dipentodon, Gerrardina, Huertea, Perrottetia, and Tapiscia. Taxon 58 (thông cáo báo chí).

  10. ^ Mark P. Simmons, Jennifer J. Cappa, Robert H. Archer, Andrew J. Ford, Dedra Eichstedt, Curtis C. Clevinger (2008). "Phylogeny of the Celastreae and the relationships of Catha edulis inferred from morphological characters and nuclear and plastid genes". Molecular Phylogenetics and Evolution 48(2): 745-757.

  11. ^ a ă Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website. Trong: Missouri Botanical Garden Website

  12. ^ The Angiosperm Phylogeny Group, 2009, 1 tháng 1 năm 158.x/abstract An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III, Bot. J. Linnean Soc., 161(2):105-121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x



Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu