Skip to main content

Hiei (thiết giáp hạm Nhật) – Wikipedia tiếng Việt

Hiei (tiếng Nhật: 比叡) là một thiết giáp hạm thuộc lớp Kongō của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, được đặt tên theo đỉnh núi Hiei ở phía Đông Bắc Kyoto. Trước năm 1940, nó được xếp loại như là một tàu chiến-tuần dương; và sau khi được hiện đại hóa thành một thiết giáp hạm và tham gia Thế Chiến II, nó bị đánh chìm trong trận Guadalcanal năm 1942.





Hiei được đặt lườn bởi Quân xưởng Yokosuka vào ngày 4 tháng 11 năm 1911, được hạ thủy vào ngày 21 tháng 11 năm 1912 và hoàn tất vào ngày 4 tháng 8 năm 1914. Cho đến tận năm 1931 nó được xếp loại như một tàu chiến-tuần dương.

Sau khi Thế Chiến I kết thúc, các nồi hơi của nó được nâng cấp để có tốc độ nhanh hơn và được bổ sung thêm đai giáp để phòng vệ chống ngư lôi tốt hơn. KongōHiei tương đối nhanh so với một chiếc thiết giáp hạm, vì chúng có thể theo kịp các đội đặc nhiệm tàu sân bay, mà cả hai chiếc thường đi kèm theo. Tuy nhiên, thiết kế tương đối cũ làm cho chúng không hiệu quả để chống lại máy bay, và cả hai đều không được trang bị radar tầm soát trên không.



Từ năm 1932 đến năm 1940, Hiei trở thành một tàu huấn luyện theo những điều khoản của Hiệp ước Hải quân London. Nó được tháo dỡ một phần vũ khí và vỏ giáp (tháp súng phía sau và vỏ giáp bên hông). Tốc độ của nó cũng bị giảm đi.

Sau khi được hiện đại hóa vào năm 1940, vũ khí và vỏ giáp được tái trang bị; và Hiei cũng được hiện đại hóa giống như những chiếc còn lại trong lớp Kongō, và lại trở thành một thiết giáp hạm. Hiei có nét độc đáo hơn những chiếc tàu chị em với nó, vì trong những năm trước chiến tranh, nó là chiếc tàu được Nhật hoàng Hirohito (Showa) chọn lựa để đi duyệt Hạm đội Liên Hợp trong các buổi duyệt binh. Nó còn được trang bị một thượng tầng kiến trúc và cột buồm hiện đại hơn, được lựa chọn để thử nghiệm thiết kế cột buồm mới dạng "tháp" mà sau này sẽ trở thành đặc trưng của lớp Yamato mới.[4]

Hiei đã đi cùng với Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay trong cuộc tấn công vào hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941; đã giúp đánh chìm chiếc tàu khu trục Edsall vào ngày 1 tháng 3 năm 1942; cùng với Lực lượng Đặc nhiệm tàu sân bay tham gia trận không kích Ấn Độ Dương chống Hạm đội Viễn Đông Anh Quốc trong tháng 4 năm 1942; hộ tống cho lực lượng đổ bộ trong trận Midway vào tháng 6 năm 1942, tham dự trận Đông Solomons vào tháng 8 năm 1942 và trận chiến quần đảo Santa Cruz vào tháng 10 năm 1942.

Trong trận hải chiến Guadalcanal vào ngày 13 tháng 11 năm 1942, Hiei đặt dưới quyền chỉ huy của Thuyền trưởng Nishida Masao và mang cờ hiệu của Phó đô đốc Abe Hiroaki, được giao nhiệm vụ cùng chiếc thiết giáp hạm Kirishima nhiệm vụ đánh phá sân bay Henderson nhằm vô hiệu hóa nó. Bị đánh chặn bởi một lực lượng đặc nhiệm tàu tuần dương Hoa Kỳ, nó trúng phải 30 phát đạn pháo 203 mm (8 inch) từ các tàu tuần dương San FranciscoPortland, cùng nhiều phát đạn 127 mm (5 inch) từ các tàu tuần dương phòng không và tàu khu trục. Hệ thống kiểm soát hỏa lực cho dàn pháo chính và pháo hạng hai của nó bị đánh hỏng, cấu trúc thượng tầng bị bốc cháy và 188 thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Quan trọng hơn cả là hệ thống lái của nó cũng bị hư hại khiến nó không thể rút lui trong đêm đó.


Sơ đồ chiếc Hiei vào năm 1942.


Hiei, vài giờ sau khi bị hư hại nặng trong trận hải chiến Guadalcanal, đang bị những chiếc B-17 ném bom từ tầm cao vào ngày 13 tháng 11 năm 1942. Chiếc thiết giáp hạm bị chìm vào cuối ngày.

Từ tảng sáng, nó bị tấn công liên tục bởi máy bay ném ngư lôi Grumman Avenger TBF của Thủy quân Lục chiến cất cánh từ sân bay Henderson Field; những chiếc Avenger và máy bay ném bom bổ nhào Douglas Dauntless SBD từ tàu sân bay Enterprise, và máy bay ném bom B-17 Flying Fortress của Liên đội Ném bom hạng nặng 11 của Lục quân cất cánh từ Espiritu Santo. Hiei chịu đựng tổng cộng 70 đợt tấn công khi nó tìm các rút lui, và nó tiếp tục chịu thiệt hại bởi bom và ngư lôi đến mức phải ra lệnh bỏ tàu. Cuối cùng vẫn không rõ là nó đã chìm do các đợt không kích sau cùng hay do thủy thủ đoàn tự đánh đắm, vì không có tàu chiến Nhật hay Mỹ nào chứng kiến những giây phút sau cùng của nó.[4]






Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n