Skip to main content

Chuyến bay 626 của Yemenia – Wikipedia tiếng Việt

Chuyến bay 626 của Yemenia

Yemenia Airbus A310 F-OHPR.jpg

Một chiếc máy bay A310 của Yemenia tương tự như chiếc máy bay của chuyến bay 626.

Tai nạn
Ngày
30 tháng 6, 2009
Mô tả tai nạn
Đang điều tra
Địa điểm
Ấn Độ Dương, gần Comoros
11°18′59,34″N 43°19′37,15″Đ / 11,3°N 43,31667°Đ / -11.30000; 43.31667Tọa độ: 11°18′59,34″N 43°19′37,15″Đ / 11,3°N 43,31667°Đ / -11.30000; 43.31667
Hành khách
142
Phi hành đoàn
11
Tử vong
152
Sống sót
1[1]
Dạng máy bay
Airbus A310
Hãng hàng không
Yemenia
Số đăng ký
7O-ADJ
Xuất phát
Sân bay quốc tế Sana'a
Điểm đến
Sân bay quốc tế Prince Said Ibrahim

Chuyến bay 626 của Yemenia là một chuyến bay thường lệ thương mại đang trên đường từ Sana'a, Yemen đến Moroni, Comoros, và rơi vào khoảng 2h50 sáng (giờ địa phương) ngày 30 tháng 6 năm 2009 với 153 người trong máy bay.[2][3] Cho đến nay, chỉ có một người sống sót, một cô gái 14 tuổi đã được phát hiện.[4]

Phần lớn hành khách từ Paris, với chuyến bay IY749 của Yemenia trên một chiếc máy bay Airbus 330-200 của Yemenia với thời gian dừng ở Sân bay Marseille Provence tại thành phố Marseille, Pháp, nơi có một số hành khách và phi hành đoàn lên máy bay. Sau khi tới Sân bay quốc tế Sana'a ở Sana'a, Yemen, hành khách đã được chuyển qua một chiếc máy bay Airbus A310 cho chuyến bay IY626, chuyến bay dự kiến đến Sân bay quốc tế Prince Said Ibrahim ở Moroni, Comoros lúc 2h30 sáng (giờ địa phương) ngày 30 tháng 6 năm 2009.[5]





Chiếc máy bay bị nạn là một chiếc Airbus A310-324, số đăng ký là 7O-ADJ. Chiếc máy bay có số xê ri sản xuất 535, được chế tạo năm 1990, đã hoạt động 19 năm 3 tháng, đã thực hiện tổng cộng 51.900 giờ bay trong 17.300 chuyến bay đến thời điểm gặp tai nạn.[2][6]

Chiếc máy bay đã đi vào hoạt động bắt đầu từ hãng Air Liberté ngày 30 tháng 5 năm 1990 với số đăng ký F-GHEJ, thuê từ International Lease Finance Corporation (ILFC). Ngày 8 tháng 2 năm 1997, máy bay được cho Aerocancun thuê, số hiệu là VR-BQU. Tháng 3 năm 1997, chiếc máy bay này được cho Adorna Airways thuê lại và được trả lại cho Aerocancun ngày 3 tháng 11 năm 1997. Ngày 26 tháng 8 năm 1998, nó được cho Passaredo Transportes Aéreos thuê, số PP-PSE. Tháng 9 năm 1999, máy bay được cho Yemenia thuê, đăng ký số 7O-ADJ và hoạt động từ đó cho đến khi gặp nạn.[7]

Dominique Bussereau, Bộ trưởng giao thông Pháp báo cáo rằng, máy bay này đã được kiểm tra năm 2007 bởi Direction Générale de l'Aviation Civile và phát hiện một số lỗi, từ đó máy bay không quay lại Pháp và không được cơ quan này kiểm tra lại.[3]



Vụ rơi xảy ra ở Comoros trong Ấn Độ Dương, gần bờ biển và được nhiều người dân ở một làng gần đó chứng kiến. Một quan chức UN tại sân bay cho rằng đài không lưu đã nhận được một thông báo rằng máy bay đang hạ cánh trước khi mất liên lạc.[3] Có một số báo cáo không được xác nhận rằng máy bay đã rơi sau khi hạ cánh trượt. Có nhiều ngày thời tiết khắc nghiệt ở khu vực tại thời điểm tai nạn.[3] Một frông lạnh mạnh không theo mùa đã lướt qua quần đảo Comoros, gây ra gió tốc độ 64 km/h và tạo điều kiện bất ổn của không khí ở mức độ nhẹ và vừa.[8] Phó cục trưởng Cục hàng không dân dụng Yemen Mohammed Abdul Qader cho rằng tốc độ gió là 61 km/h tại thời điểm máy bay hạ cánh.[2]

Yemeni officials have not yet suspected foul play.[9]
Đây là vụ tai nạn thứ ba của hãng Yemenia; hai vụ trước là các cụ trượt đường băng nhưng không có thương vong dù một máy bay bị loại bỏ.[10] Đây đã là vụ rơi máy bay lớn thứ nhì của máy bay Airbus trong tháng, sau vụ chuyến bay 447 của Air France ngày 1 tháng 6, cũng gồm nhiều công dân Pháp thiệt mạng.



Theo cảnh sát Comoros, quốc gia này không có khả năng cứu hộ trên biển.[11] Hai máy bay quân sự Pháp và một chiếc tàu thủy đã bắt đầu tìm kiếm chính thức chuyến bay 626.[3] Họ đã được phái đến từ Réunion và Mayotte.[5] Comoros bao gồm ba đảo núi lửa: Grande Comore, đảo chính, Anjouan và Moheli. Quốc gia này nằm ở eo biển Mozambique, 190 km về phía tây bắc Madagascar và một khoảng cách tương tự về phía đông của lục địa châu Phi.[12]

Mảnh vỡ đã được phát hiện ngoài khơi thị xã Mitsamiouli, gồm một vài thân thể và nhiều mảnh vụn trôi nổi trên biển.[13] Một cô gái 12 tuổi được phát hiện sống sót đang bơi giữa các xác chết và mảnh vỡ. Các cô gái tuổi 12 năm đã trôi nổi trên một mảnh vụn cho 13 giờ. Cô đã hoàn toàn khỏa thân và không có áo phao hoặc. Một số ngư dân tìm thấy cô và đưa cô trên tàu. Họ cung cấp cho cô và thức ăn chăn nóng. Cô gái đã được kiểm tra trong bệnh viện và có vẻ như không có thương tích nghiêm trọng.[1]

BEA gửi một nhóm điều tra tới, đi cùng với các chuyên gia của hãng Airbus để trợ giúp điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.[14]



Có 142 hành khách và 11 phi hành đoàn trên máy bay. Người ta tin rằng, phần lớn hành khách có quốc tịch Comoros và Pháp dù cũng có các công dân của Canada, Ethiopia, Indonesia, Maroc, người Ả Rập Palestin, của tỉnh Judea và Samaria của Philippines và Yemen trên máy bay.[15] Một nguồn tin sân bay cho rằng 66 hành khách có quốc tịch Pháp nhưng nhiều người trong số họ là công dân Pháp-Comoros.[3][16] Nhiều người đã là cư dân của Marseille, một thành phố Pháp với số lượng lớn người Comoros, về nhà để đi kỳ nghỉ. Tuần xảy ra tai nạn là tuần bắt đầu kỳ nghỉ hè chủ học sinh Pháp.[2] Hai người khác trên máy bay được cho là người châu Âu,[3][13][16][17] và một tiếp viên hàng không được xác nhận là người Indonesia.[18]



 Pháp: Bộ trưởng Giao thông Pháp Dominique Bussereau nói "Một vài năm trước, chúng tôi đã cấm chiếc máy bay này vào không phận quốc gia vì chúng tôi tin rằng nó có một số bất thường về thiết bị kỹ thuật." [19]





Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu