Skip to main content

Beautiful, Dirty, Rich – Wikipedia tiếng Việt

"Beautiful, Dirty, Rich" là bài hát của nữ ca sĩ người Mỹ Lady Gaga trích từ The Fame (2008), album phòng thu đầu tay của cô. Bài hát được phát hành dưới vai trò là đĩa đơn quảng bá cho album vào ngày 16 tháng 9 năm 2008.[1] Ca khúc thuộc thể loại dance-pop với nhịp độ nhanh, sử dụng nhiều chất liệu âm thanh của đàn synthesizer. Lời bài hát nói về kinh nghiệm trên con đường nghệ sĩ của nữ ca sĩ khi cô còn làm việc tại khu phố Lower East Side, quận Manhattan, để bươn chải kiếm sống. Theo như Gaga kể lại, cô sáng tác ca khúc này trong tình trạng "đang sử dụng rất nhiều thuốc phiện" và "cố gắng để hiểu ra mọi chuyện rõ ràng".

nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. Họ khen ngợi phần lời ca và sự vui nhộn của nó. "Beautiful, Dirty, Rich" cũng đạt được một số thành công nhất định về phương diện thương mại, từng giành được vị trí 83 trên bảng xếp hạng UK Singles Chart. Video âm nhạc của ca khúc được phát hành dưới hai phiên bản khác nhau – một phiên bản video có xen các cảnh quay của chương trình truyền hình Dirty Sexy Money của đài ABC, và một phiên bản khác có thời lượng đầy đủ.

Gaga đã trình diễn trực tiếp bài hát một vài lần, kể cả trong chuyến lưu diễn đầu tiên trong sự nghiệp của cô mang tên The Fame Ball Tour. Giới chuyên môn đã ca ngợi màn trình diễn vì chất giọng "đầy nội lực" và tràn đầy năng lượng của Gaga và vì đã cho khán giả thấy được màn khởi đầu mạnh mẽ của buổi diễn.





Gaga khẳng định ca khúc nói về việc "tôi đang cố gắng để hiểu ra mọi chuyện" và tiết lộ chuyện cô đã sử dụng thuốc phiện khi viết ca khúc này. Cô nói thêm về nội dung của bài hát: "[...] bất kể bạn là ai hay sống ở đâu, bạn đều có thể tự bộc lộ cái danh bên trong thâm tâm mình qua phong cách cá nhân, suy nghĩ của bạn về nghệ thuật và về thế giới xung quanh, cho dù bạn có nhận thức rõ về nó đi chăng nữa." Ca khúc còn nói về trải nghiệm cá nhân của nữ ca sĩ khi còn là một nghệ sĩ làm việc tại khu Lower East Side phải chật vật kiếm sống.[2] Theo lời Gaga, câu hát "Daddy, I'm so sorry, I'm so s-s-sorry, yeah" được lấy cảm hứng từ các "thanh thiếu niên giàu có" sống gần khu vực nơi cô làm việc khi thường xuyên nghe họ xin tiền bố mẹ để mua thuốc phiện. Cô cũng nói thêm: "[...] Về cơ bản thì những gì tôi muốn cho mọi người hiểu là 'Bang-bang.' Việc bạn là ai và đến từ đâu không quan trọng, quan trọng là bạn được quyền cảm thấy mình thật đẹp, thật quyến rũ và thật giàu có."[3] "Beautiful, Dirty, Rich" từng được Gaga dự định chọn làm đĩa đơn thứ hai của album The Fame, nhưng sau này lại bị "Poker Face" thay thế.[4]



"Beautiful, Dirty, Rich" là một ca khúc thuộc thể loại nhạc dance-pop có nhịp độ nhanh mang nặng âm hưởng từ đàn synthesizer khi so sánh với phần lớn các ca khúc nhạc điện tử nằm trong album The Fame. Theo như bản nhạc được phát hành trên trang web Musicnotes.com bởi công ty Sony/ATV Music Publishing, bài hát sở hữu tiết tấu electro-dance-pop vừa phải. "Beautiful, Dirty, Rich" được viết ở cung Si thứ và có nhịp độ 120 nhịp trên một phút. Ngoài ra, nó còn được viết ở nhịp 44, và cao độ của giọng hát Gaga kéo dài theo quãng từ nốt A3 (tức nốt La) đến nốt D5 (tức nốt Rê). Dãy hợp âm Bm–D5–A–Bm–D5–A (tức Si thứ–Rê–La giáng–Si thứ–Rê–La giáng) là chùm hợp âm được sử dụng trong bài hát.[5]

Trong quá trình hoàn thiện ca khúc, Gaga bị miễn cưỡng phải cho thêm phần nhạc nền mang âm hưởng của nhạc dance vào ca khúc, nhưng vẫn khăng khăng muốn giữ lại phiên bản nhạc rock chính gốc. Tuy nhiên, nhà sản xuất thu âm Rob Fusasi đã thuyết phục cô rằng một cái máy drum machine[a] sẽ không phả hỏng tính trọn vẹn của album. Anh cũng nói thêm là ban nhạc Queen, vốn là một trong những nguồn cảm hứng âm nhạc của Gaga, đã sử dụng drum machine trong các ca khúc của họ. Fusasi chia sẻ:




Chú thích



  1. ^ Drum machine là một nhạc cụ điện tử có thể thay thế cho các loại nhạc cụ gõ. Nó có thể phát ra âm thanh của trống và các loại nhạc cụ thuộc bộ gõ khác.



Bài hát đã nhận được nhiếu ý kiến đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc. Matthew Chisling đến từ trang AllMusic đã gọi "Beautiful, Dirty, Rich" và "Paparazzi" là ví dụ của cách thức mà lời của các ca khúc trích từ album The Fame "đã nêm cho album nhiều cảm xúc thô tục của niềm vui và sự hăm hở mà một album nhạc dance xuất sắc và được sản xuất tốt cần có."[7] Genevieve Koski từ trang The A.V. Club đã ví "LoveGame" cùng với "Beautiful, Dirty, Rich" là "những bài hát hộp đêm đầy năng lượng và sống động", là các bài hát "di chuyển chầm chậm trên những làn sóng âm thanh của đàn synthesizer và tiếng trống được lập trình, tạo ra một chuyến đi bằng âm thanh làm cho người khác choáng váng đầu óc; nó giống như một thứ tỏa sáng nhất trong một buổi tối thú vị đi chu du qua nhiều hộp đêm."[8] Sal Cinquemani từ tạp chí Slant Magazine đã nói rằng Gaga đã "thành công trong việc bộc lộ sự nhơ nhuốc của mình" trong ca khúc.[9]

Bài hát ra mắt ở vị trí thứ 89 trên bảng xếp hạng UK Singles Chart trong số xuất bản ngày 21 tháng 2 năm 2009, với một số lượng bản thu âm dưới dạng nhạc số được tải về khá cao. Vào tuần tiếp theo, nó đạt được vị trí cao nhất là vị trí thứ 83; sau lại tụt xuống ở vị trí thứ 87, là lần xếp hạng cuối cùng của nó trên bảng xếp hạng.[10] Trên bảng xếp hạng Dance/Electronic Digital Songs của tạp chí âm nhạc nổi tiếng Billboard, ca khúc từng vươn lên vị trí thứ 28 trong số xuất bản vào ngày 3 tháng 4 năm 2010.[11] Theo Nielsen SoundScan, 275.000 bản copy dưới dạng tải kỹ thuật số của "Beautiful, Dirty, Rich" đã được bán ra tại Mỹ.[12]



Cảnh Lady Gaga đốt tiền trong video âm nhạc "Beautiful, Dirty, Rich"

Video âm nhạc "Beautiful, Dirty, Rich" do Melina Matsoukas đạo diễn. Có tất cả hai phiên bản — một phiên bản có xen giữa một vài phân cảnh trích từ chương trình truyền hình Dirty Sexy Money của đài ABC nhằm mục đích quảng bá, và một phiên bản được cắt bỏ các phân cảnh trên là video âm nhạc chính thức.[13] Video lấy bối cảnh ở một dinh thự và bắt đầu với cảnh nữ ca sĩ đang đi trên một hành lang cùng với nhiều người phụ diễn: người đi bộ phía sau, người cầm dù, người thì nhảy múa và tung tiền trước mặt cô. Sau đó, nữ ca sĩ còn thể hiện sự "nhơ nhuốc" của mình bằng các phân đoạn thể hiện các động tác như nằm tạo dáng gợi cảm trên một cái bàn với rất nhiều tiền rải phía trên, bò trên một cây đàn piano khổng lồ và dùng chân nhấn phím đàn, nhảy múa xung quanh một bức tượng rồi "quyến rũ" bức tượng bằng các động tác gợi dục, và nhảy múa một mình trong thang máy. Gaga thậm chí còn thể hiện "độ chịu chơi" của mình bằng cách đốt tiền rồi nhồi tiền vào miệng, giống như ý nghĩa của ca khúc.

Gaga đã thay tổng cộng bốn bộ trang phục trong video. Video còn có sự góp mặt của nam ca sĩ kiêm sáng tác nhạc Space Cowboy. Cảnh phim đáng chú ý có anh tham gia là cảnh anh trèo lên một bức tường và viết lên dòng chữ "Dirty Sexy".




Gaga từng biểu diễn trực tiếp "Beautiful, Dirty, Rich" trên chương trình AOL Sessions cùng với "Just Dance", phiên bản nhạc acoustic của "Poker Face", "Paparazzi" và "LoveGame"; trên chương trình MTV UK Live Sessions, cùng với các ca khúc như "Just Dance", "LoveGame" và "Poker Face"; nhưng màn trình diễn được chú ý nhiều nhất của cô là trong chuyến lưu diễn hát chính đầu tiên của nữ ca sĩ The Fame Ball Tour. Danh sách tiết mục của chuyến lưu diễn bắt đầu với ca khúc "Paparazzi", sau đó là liên khúc của hai bài hát "Starstruck" và "LoveGame" rồi kế đó là màn trình diễn ca khúc "Beautiful, Dirty, Rich". Gaga khi ấy đội một mái tóc giả kiểu bob màu vàng kim "giản dị", di chuyển như đang nô đùa xung quanh các vũ công phụ diễn.[14] Bộ trang phục "chiếc áo bustier giống như một thành phẩm của nghệ thuật điêu khắc, trên có đính tấm vải hình tam giác như thể đến từ tương lai" cũng là một trong sáu bộ trang phục xuất hiện trong đêm nhạc này.[15] "Beautiful, Dirty, Rich" đánh dấu sự kết thúc của loạt bốn bài hát đầu tiên trong danh sách tiết mục của chuyến lưu diễn, được nối tiếp bởi sự ra mắt lần đầu tiên của video "The Brain". Trong video, Gaga đóng vai bản ngã thay thế của cô, lấy tên là Candy Warhol, ngồi chải tóc.[16]

Jim Harrington đến từ báo San Jose Mercury News đã có lời khen ngợi màn trình diễn của ca khúc "Beautiful, Dirty, Rich" cùng với màn trình diễn của bốn ca khúc tiếp theo trong danh sách tiết mục vì đã mang lại cho chuyến lưu diễn một sự khởi đầu hết sức mạnh mẽ và vì khả năng thanh nhạc tuyệt vời của Lady Gaga.[17] Mikael Wood từ tạp chí Rolling Stone đã nhận xét buổi biểu diễn một cách khá tiêu cực. Ông miêu tả màn trình diễn là "phiền hà" nhưng lại khen ngợi Gaga vì công sức mà cô đã bỏ ra.[18] Đến từ tạp chí Entertainment Weekly, Whitney Pastorek đã dành lời khen ngợi cho chất giọng "khỏe khoắn" của Gaga, nói thêm: "Cô gái này có thể, và thực sự đang hát."[14]



Đội ngũ thực hiện bài hát được điều chỉnh trên ghi chú trên bìa album The Fame.[19]






  1. ^ “Lady Gaga : Single : Beautiful, Dirty, Rich”. LadyGaga.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2009. 

  2. ^ “Lady Gaga : Biography”. LadyGaga.com. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009. 

  3. ^ Slomowicz, Ron (10 tháng 6 năm 2008). “Lady Gaga Interview  – Interview with Lady Gaga”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009. 

  4. ^ Myers, Justin (11 tháng 10 năm 2017). “Cancelled! Singles that were scrapped at the last minute”. Official Charts Company. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2018. 

  5. ^ “Lady Gaga "Beautiful, Dirty, Rich" Sheet Music”. Musicnotes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014. 

  6. ^ O'Keeffe, Michael (7 tháng 2 năm 2010). “How Lady Gaga took Stefani Germanotta from New York's Convent of the Sacred Heart to super stardom”. Daily News (New York). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2010. 

  7. ^ Chisling, Matthew (10 tháng 10 năm 2008). “Allmusic > The Fame”. AllMusic. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012. 

  8. ^ Koski, Genevieve (23 tháng 2 năm 2009). “Lady Gaga: The Fame Review”. The A.V. Club. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009. 

  9. ^ Cinquemani, Sal (29 tháng 11 năm 2008). “Lady GaGa: The Fame”. Slant Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2009. 

  10. ^ a ă "Archive Chart: 20090404" UK Singles Chart. Official Charts Company. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.

  11. ^ a ă “Dance/Electronic Digital Songs: April 3, 2010”. Billboard. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2010. (cần đăng ký mua (trợ giúp)). 

  12. ^ Grein, Paul (8 tháng 9 năm 2010). “Week Ending Sept. 5, 2010: Rihanna Leads The Pack”. Yahoo!. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010. 

  13. ^ “Video âm nhạc của bài hát Beautiful, Dirty, Rich”. YouTube. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009. 

  14. ^ a ă Pastorek, Whitney (14 tháng 3 năm 2009). “Lady GaGa live in L.A.: EW photo blog!”. Entertainment Weekly. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2018. 

  15. ^ Abraham, Tamara (4 tháng 5 năm 2009). “Madonna and Cyndi Lauper take style notes as Lady Gaga parades latest leotards in concert”. Daily Mail. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2010. 

  16. ^ Downing, Andy (26 tháng 3 năm 2009). “Lady Gaga delights”. Chicago Tribune. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2018. 

  17. ^ Harrington, Jim (16 tháng 3 năm 2009). “Lady Gaga delivers crazy dance-pop show”. San Jose Mercury News. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2018. 

  18. ^ Wood, Mikael (16 tháng 3 năm 2009). “Lady Gaga's "Fame" Attracts Kanye West, Perez Hilton to L.A. Show”. Rolling Stone. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2018. 

  19. ^ Germanotta, Stefani (2008). The Fame (ghi chú trên bìa đĩa album). Lady Gaga. Interscope Records. 

  20. ^ “American single certifications – Lady Gaga – Beautiful, Dirty, Rich” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2016.  Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Single rồi nhấn Search



Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu