Skip to main content

Chi Dây gối – Wikipedia tiếng Việt

Chi Dây gối (danh pháp khoa học: Celastrus) là một chi của khoảng 30 loài cây bụi và dây leo. Các loài này phân bố rộng khắp trong khu vực Đông Á, miền Australasia, châu Phi và châu Mỹ.






Các loài này có lá đơn, hình trứng, mọc so le, thông thường dài khoảng 5–20 cm (2-8 inch). Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hay hơi lục, mọc thành chùy hoa dài; quả là loại quả mọng màu đỏ, ba mảnh vỏ. Quả của chúng là thức ăn của một số loài chim ăn quả, nhờ cách đó hạt được phát tán theo phân chim. Tất cả các phần của cây đều có khả năng gây ngộ độc cho con người nếu ăn phải do có chứa các ancaloit như (−)-2α-(2′-pyrrolyl)-4α-methoxycacbonyl-1,3-oxazacyclohexan, 2α-(2′-pyrroly1)-4α-methoxycacbonyl-5β-[(2″-methyl)-hepty1]-1,3-oxazacyclohexan[2] hay 3-oxo-4-benzyl-3, 4-dihydro-1H-pyrrolo [2, 1-c] oxazin-6-methylal[3]. Tại Việt Nam có 8 loài.



  • Celastrus angulatus Maxim. - Khổ bì đằng, dây gối Trung Hoa

  • Celastrus australis - Dây gối Australia

  • Celastrus dispermus - Orange Boxwood

  • Celastrus flagellaris Rupr.: Nam xà đằng bao hoa nhọn

  • Celastrus gemmatus Loes.: Dây gối chồi, gối chồi, sương hồng đằng, dây gối Vân Nam, ca lan diệp.

  • Celastrus hindsii Benth.: Dây gối Ấn Độ, dây gối bắc, dây gối quả nâu, thanh giang đằng

  • Celastrus hypoleucus Oliver: Phấn bối nam xà đằng

  • Celastrus monospermus Roxb.: Dây gối một hạt, gối một hạt

  • Celastrus orbiculatus Thunb. - Dây gối tròn, gối tròn, dây gối phương đông, nam xà đằng

  • Celastrus paniculatus Willd. - Dây gối, săng máu, đăng du đằng

  • Celastrus punctatus Thunb.

  • Celastrus pyracanthus L. - Dây gối Nam Phi

  • Celastrus rosthornianus Loes.: Nam xà đằng cành ngắn

  • Celastrus scandens L. - Dây gối Mỹ

  • Celastrus stylosus Wall.

  • Celastrus vaniotii (H.Lév.) Rehder[4]



  1. ^ Celastrus L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. Ngày 5 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2009. 

  2. ^ Wei-Ping Yin, Tian-Zeng Zhao, Ling-Jie Gao, Da-Peng Zou, Hong-Min Liu, Jian-Xun Kang, Two alkaloids from Chinese bittersweet Celastrus angulatus, Phytochemistry, quyển 52, số 8, tháng 12 năm 1999, tr. 1731-1734 doi:10.1016/S0031-9422(99)00216-2

  3. ^ Yuanqiang Guo, Xian Li, Jinghui Wang, Jing Xu, Ning Li, A new alkaloid from the fruits of Celastrus orbiculatus, Fitoterapia, quyển 76, số 2, tháng 3 năm 2005, tr. 273-275, doi:10.1016/j.fitote.2004.12.008

  4. ^ “Species Records of Celastrus”. GRIN. USDA. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2009. 








Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n