Skip to main content

Shohimardon – Wikipedia tiếng Việt

Shohimardon (còn gọi là Shahimardan hay Shakhimardan, tiếng Nga: Шахимардан) là một làng nhỏ thuộc tỉnh Farg'ona (Fergana) ở miền đông Uzbekistan. Làng này đáng chú ý ở chỗ nó là vùng lãnh thổ cô lập của Uzbekistan, hoàn toàn bị bao quanh là các đơn vị hành chính của Kyrgyzstan, trong thung lũng của dãy núi Pamiro-Alai. Theo truyền thuyết, khalip Ali được chôn cất tại Shohimardon. Nhà thơ người Uzbek là Hamza Hakimzade Niyazi (1899-1929) từng sống và làm việc tại đây cho tới khi bị sát hại năm 1929[1].





Shohimardon nằm trong thung lũng ở sườn phía bắc dãy núi Alai trên độ cao khoảng 1.540-1.570 m[2].

Nhiệt độ trung bình trong tháng 7 là 22 °C, tháng 1 là khoảng −3 °C[2]. Lượng giáng thủy trung bình năm khoảng 350 mm[2].

Về mặt lãnh thổ, cùng với làng nhỏ Erdan tạo thành một vùng lãnh thổ cô lập của Uzbekistan, bao quanh là các vùng đất thuộc tỉnh Batken của Kyrgyzstan, với dân số năm 2005 là trên 5.000 người, chủ yếu là người Uzbek[3]; khoảng cách tới lãnh thổ chính của Uzbekistan là khoảng 17 km, cách thành phố Farg'ona khoảng 52 km[2]. Nó là một trong ba, cùng với Sokh và Changara, vùng lãnh thổ cô lập của Uzbekistan, bị bao quanh là các vùng đất của Kyrgyzstan.



Trong thời kỳ thuộc Liên Xô, điểm dân cư này có tên gọi Khamzaabad (Хамзаабад).

Trong làng này có một khu nghỉ dưỡng với các cơ sở du lịch và nhà nghỉ; trong vùng ngoại vi là trại cho những người leo núi có tên gọi Dugoba. Ở đây cũng có một mỏ đá hoa.

Năm 1998, làng này phải hứng chịu một vụ lở bùn đá, tàn phá nhà cửa và làm chết người.

Năm 1999, các toán vũ trang của Phong trào Hồi giáo Uzbekistan đã có ý định xâm nhập từ lãnh thổ Tajikistan qua lãnh thổ Kyrgyzstan vào thung lũng Fergana thuộc Uzbekistan, nhưng đã bị lực lượng đặc nhiệm Kyrgyzstan ngăn chặn. Sau sự kiện này, chính quyền Uzbekistan đã cho rải mìn các đoạn miền núi của biên giới, trong đó có cả vùng xung quanh Shohimardon, và hạn chế việc ra vào các vùng cô lập. Từ phía Kyrgyzstan, người ta áp dụng giấy phép ra vào vùng lãnh thổ cô lập này chỉ một lượt đối với các công dân của tỉnh Farg'ona và chế độ visa đối với các công dân khác của Uzbekistan.

Mùa thu năm 2004 các nghị sĩ quốc hội Kyrgyzstan đề nghị chính quyền nước này ra yêu sách đối với Uzbekistan về vấn đề lãnh thổ vùng cô lập này[4]

Năm 2004 người ta cũng bắt đầu tháo dỡ mìn đã đặt xung quanh vùng lãnh thổ cô lập này[5], được hoàn thành và kết thúc năm 2005[6].

Mùa xuân năm 2007, chính quyền Uzbekistan và Kyrgyzstan đã thông qua thỏa thuận, cho phép công dân cả hai quốc gia có thể tới tạm trú tại vùng lãnh thổ cô lập này trong vòng 2 tháng mà khong cần visa.




  • Lăng mộ (theo truyền thuyết địa phương) của Ali ibn Abu Talib.

  • Hồ Kurbankul, nước của nó được người dân tại đây coi là có sự linh thiêng.




Tọa độ: 39°59′B 71°48′Đ / 39,983°B 71,8°Đ / 39.983; 71.800








Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu