Skip to main content

Nhang muỗi – Wikipedia tiếng Việt


Nhang muỗi hay hương muỗi là một loại nhang chứa thuốc đuổi muỗi, thường được tạo hình thành dạng xoắn ốc và thường chế tạo từ bột hoa thủy cúc khô. Tâm vòng cuộn thường được giữ ở trung tâm đường xoắn ốc giúp treo nó trong không khí, hoặc nêm bằng hai miếng lưới chống cháy cho phép cháy âm ỉ liên tục. Lửa được đốt từ đầu mút ngoài cùng đường xoắn ốc và quá trình cháy tiến về phía tâm đường xoắn ốc, tạo nên khói xua muỗi.[1] Một vòng nhang muỗi điển hình có thể đo được khoảng 15 xentimét (6 in) đường kính và cháy trong khoảng 7-12 giờ. Nhang muỗi được dùng rộng rãi ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và Australia.[2]





Hoa thủy cúc dùng qua nhiều thế kỷ như một loại thuốc trừ sâu ở Ba Tư và Châu Âu,[3] được phát triển thành một chiếc nhang muỗi hình cuộn xoắn vào cuối những năm 1800 bởi một người doanh nhân người Nhật, Eiichiro Ueyama. Vào thời điểm đó ở Nhật Bản bột hoa thủy cúc đã được trộn với mùn cưa và đốt cháy để đuổi muỗi. Ban đầu Ueyama đã tạo ra que nhang thơm trộn lẫn từ bột tinh bột, bột vỏ quýt da cam khô và bột hoa thủy cúc, đốt trong khoảng 40 phút. Năm 1895 bà Yuki vợ của ông đề nghị chế tạo chiếc que dày hơn, dài hơn và uốn cong thành hình xoắn ốc cho phép đốt được lâu hơn. Năm 1902, sau hàng loạt thử nghiệm và sai sót, Ueyama đã đạt được hiệu ứng cháy tỏa khói thơm theo hình dạng xoắn ốc. Phương pháp bao gồm cắt một sợi dài từ thanh nhang dày và uốn cong bằng tay. Phương pháp này được sử dụng cho đến năm 1957, thời điểm nhang được sản xuất hàng loạt thông qua đục lỗ máy.[4][5]
Sau Thế chiến II, công ty của Ueyama mang tên Dainihon Jochugiku Co. Ltd đã thành lập các công ty liên doanh ở nhiều quốc gia, bao gồm Trung Quốc và Thái Lan, sản xuất sản phẩm nhang chống muỗi dựa trên các điều kiện tùy theo từng địa phương.[5]



Các hoạt chất tìm được trong nhang muỗi có thể bao gồm:[6]


  • Pyrethrum – vật liệu dạng bột tự nhiên từ một loại cây hoa cúc.

  • Pyrethrins – chất chiết xuất từ ​hóa chất trừ sâu trong pyrethrum.

  • Allethrin – hoạt chất d-trans-allethrin, pyrethroid tổng hợp đầu tiên.

  • Esbiothrin – một dạng của allethrin.

  • Meperfluthrin - một este pyrethroid[7]

  • Butylated hydroxytoluene (BHT) – một phụ gia tùy chọn được sử dụng để ngăn ngừa pyrethroid khỏi oxy hóa trong quá trình đốt.

  • Piperonyl butoxit (PBO) – một phụ gia tùy chọn để cải thiện hiệu quả của pyrethroid.

  • N-Octyl bicycloheptene dicarboximide (MGK 264) – một phụ gia tùy chọn để cải thiện hiệu quả của pyrethroid.

Nhang muỗi có thể là mối rủi ro gây hỏa hoạn. Sử dụng nhang muỗi đã dẫn đến nhiều vụ hỏa hoạn bất ngờ. Năm 1999, một vụ cháy trong một ký túc xá ba tầng tại Hàn Quốc đã gây tử vong cho 23 người khi đốt nhang muỗi mà không được chú ý.[8]

Nhang muỗi được xem là thuốc diệt côn trùng an toàn cho người và động vật có vú, mặc dù một số nghiên cứu cho thấy mối quan ngại khi nhang dùng trong phòng kín. Đã có những phát hiện cho thấy nhang muỗi bán ở Trung Quốc và Malaysia sản sinh khói PM2.5 (các hạt bụi mịn có đường kính 2,5 μm hoặc nhỏ hơn) nhiều như đốt 75-137 điếu thuốc lá và mức phát thải formaldehyd tương ứng với 51 điếu thuốc cháy.[2] Các nghiên cứu khác trên chuột nhắt kết luận rằng nhang muỗi không có nguy cơ sức khoẻ đáng kể, mặc dù một số sinh vật có thể bị kích ứng cảm giác tạm thời do khói khi đốt cháy chất hữu cơ như gỗ xẻ.[9] Trong một nghiên cứu, chuột tiếp xúc trực tiếp với khói nhang muỗi trong 6 giờ/1 ngày, 5 ngày/1 tuần trong 13 tuần. Phát hiện dấu hiệu kích ứng cảm giác từ nồng độ khói cao, nhưng không tác dụng phụ trên các bộ phận khác của cơ thể. Nghiên cứu kết luận rằng khi sử dụng bình thường, nhang muỗi dường như không có nguy cơ sức khoẻ.




  1. ^ McKean, Erin biên tập (2005). “Mosquito Coil”. The New Oxford American Dictionary. Oxford University Press. tr. 1105. 

  2. ^ a ă Liu, Weili; Zhang, Junfeng; Hashim, Jamal H.; Jalaludin, Juliana; Hashim, Zailina; Goldstein, Bernard D. (tháng 9 năm 2003). “Mosquito Coil Emissions and Health Implications” (PDF). Environmental Health Perspectives 111 (12): 1454–1460. PMC 1241646. PMID 12948883. doi:10.1289/ehp.6286. 

  3. ^ “Aromatica: History of pyrethrum”. Bioaromatica Ltd. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009. 

  4. ^ Debboun, Mustapha; Frances, Stephen P.; Strickman, Daniel (2007). Insect repellents: principles, methods, and uses. Boca Raton: CRC Press. tr. 6. ISBN 0-8493-7196-1. 

  5. ^ a ă International Business Organization of Osaka, Inc (2004). “Great People of Osaka: Eiichiro Ueyama - Developing and promoting insecticide together with pyrethrum”. Osaka business Update 4. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2009. 

  6. ^ Strickman, Daniel; Frances, Stephen P.; Debboun, Mustapha (2009). Prevention of Bug Bites, Stings, and Disease. New York: Oxford University Press. tr. 117. ISBN 978-0-19-536577-1. 

  7. ^ “IUPAC: global availability of information on agrochemicals: meperfluthrin”. University of Hertfordshire. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2017. 

  8. ^ Trumbull, Charles P. biên tập (2000). “Disasters”. Britannica Book of the year 2000. Encyclopædia Britannica, Inc. tr. 161. 

  9. ^ Pauluhn, J; Mohr, U (tháng 5 năm 2006). “Mosquito coil smoke inhalation toxicity. Part II: subchronic nose-only inhalation study in rats.”. Journal of Applied Toxicology 26 (3): 279–92. PMID 16552726. doi:10.1002/jat.1139. 





Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu