Skip to main content

Microsoft – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 47°38′22,55″B 122°7′42,42″T / 47,63333°B 122,11667°T / 47.63333; -122.11667


Microsoft Corporation

Loại hình


Công ty cổ phần (NASDAQ: MSFT)
Dow Jones Industrial Average Component
S&P 500 Component
Ngành nghề
Phần mềm máy tính
Phần cứng máy tính
Điện thoại di động
Thiết bị viễn thông
Phân phối kỹ thuật số
Điện tử tiêu dùng
Trò chơi điện tử
Tư vấn công nghệ thông tin
Quảng cáo trực tuyến
Bán lẻ
Phần mềm ô-tô
Thành lập
Albuquerque, New Mexico
4 tháng 4 năm 1975
Người sáng lập
Bill Gates
Paul Allen
Trụ sở chính
Microsoft Redmond Campus
Redmond, Washington, Hoa Kỳ
Khu vực hoạt động
Toàn cầu

Nhân viên chủ chốt


Satya Nadella (CEO)
John W. Thompson (Chủ tịch)
Bill Gates (Nhà sáng lập, cố vấn kỹ thuật)
Sản phẩm
Xem Các sản phẩm
Dịch vụ
Xem Các dịch vụ
Doanh thu
tăng 89,95 billion US$[1] (2017)

tăng 22,27 tỉ US$[1] (2017)

tăng 21,20 tỉ US$[1] (2017)
Tổng tài sản
tăng 241,08 tỉ US$[1] (2017)
Tổng vốn chủ sở hữu
tăng 72,39 tỉ US$[1] (2017)

Số nhân viên


124,000[1] (2016)
Website
microsoft.com

Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ đặt trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.[2] Nó cũng được gọi là "một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới".[3]

Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 8800, Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980. Cổ phiếu của công ty sau khi được phát hành lần đầu ra thị trường đã tăng giá nhanh chóng và tạo ra 4 tỷ phú và 12.000 triệu phú trong công ty. Kể từ thập niên 1990, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm hệ điều hành và tiến hành nhiều thương vụ thâu tóm công ty mà điển hình là sáp nhập LinkedIn với giá 26,2 tỉ đô la vào tháng 12 năm 2016,[4] và Skype Technologies với 8,5 tỉ đô la vào tháng 5 năm 2011.[5] Công ty cũng cung cấp nhiều phần mềm máy tính và máy chủ cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp, trong đó có công cụ tìm kiếm Internet (với Bing), thị trường dịch vụ số (với MSN), thực tế hỗn hợp (HoloLens), điện toán đám mây (Azure) và môi trường phát triển phần mềm (Visual Studio).

Năm 2000, Steve Ballmer thay thế Gates ở vai trò CEO, tái định hướng công ty theo chiến lược "thiết bị và dịch vụ".[6] Sự thay đổi bắt đầu bằng việc sáp nhập Danger Inc. vào năm 2008,[7] công ty bước vào thị trường sản xuất máy tính lần đầu năm 2012 với việc tung ra máy tính bảng Microsoft Surface, rồi thành lập Microsoft Mobile sau khi thâu tóm mảng thiết bị và dịch vụ của Nokia. Nhưng từ khi Satya Nadella nhận vai trò CEO vào năm 2014, họ chuyển trọng tâm từ sản xuất phần cứng sang làm dịch vụ điện toán đám mây và việc này đã đưa giá trị công ty đạt mức cao nhất kể từ tháng 12 năm 1999.[8][9] Vào năm 2015, Microsoft dù tiếp tục dẫn đầu thị phần hệ điều hành PC và bộ phần mềm văn phòng, nhưng họ đánh mất vị trí dẫn đầu hệ điều hành nói chung của Windows vào tay Android.[10]

Xuyên suốt lịch sử, tập đoàn luôn là mục tiêu của rất nhiều sự chỉ trích, bao gồm chỉ trích về độc quyền kinh doanh. Trong đó có từ phía Ủy ban công lý Hoa Kỳ (Bộ Tư pháp Hoa Kỳ), và Ủy ban châu Âu (European commission), đã làm Microsoft dính vào rất nhiều vụ kiện tụng.





Thuở đầu[sửa | sửa mã nguồn]



Paul Allen và Bill Gates, hai người bạn thân từ thuở nhỏ có cùng niềm đam mê với lập trình máy tính, đã vươn đến thành công bằng cách kết hợp những kỹ năng của nhau. Tháng 1 năm 1975, tờ báo Popular Electronics đăng bài nói về chiếc máy vi tính Altair 8800 của hãng Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS). Allen để ý rằng họ có thể viết chương thông dịch BASIC cho máy này; sau khi Bill Gates gọi điện cho MITS nói rằng họ có một chương trình thông dịch có thể chạy được, MITS yêu cầu được tận mắt kiểm chứng. Để chuẩn bị cho buổi kiểm chứng, hai người đảm nhiệm hai nhiệm vụ khác nhau, Allen làm chiếc máy mô phỏng Altair 8800 trong khi Gates phát triển chương trình thông dịch. Mặc dù được phát triển trên một máy mô phỏng nhưng chương trình lại hoạt động hoàn hảo trên máy thật trước sự chứng kiến của MITS tại Albuquerque, New Mexico, vào tháng 3 năm 1975. MITS đồng ý phân phối chương trình và họ tiếp thị nó với cái tên Altair BASIC. Sau thành công này, Paul Allen và Bill Gates thành lập Microsoft vào tháng 4 năm 1975, Gates giữ vị trí CEO.[11] Allen chính là người đặt cho công ty cái tên "Microsoft". Vào tháng 1 năm 1977, công ty đạt được thỏa thuận với Tạp chí ASCII tại Nhật Bản, đặt văn phòng quốc tế đầu tiên tại đây với cái tên "Microsoft".[12] Còn trụ sở chính tại Mỹ được dời đến Bellevue, Washington vào tháng 1 năm 1979.[11]

Sau đó, Microsoft gõ cửa ngành kinh doanh hệ điều hành vào năm 1980 với các phiên bản phân phối hệ điều hành Unix mang tên Xenix.[13] Tuy nhiên, MS-DOS mới chính là nền tảng cho sự thống trị của công ty. Hãng IBM trao hợp đồng cho Microsoft để cung cấp phiên bản của hệ điều hành (HĐH) CP/M, sẽ được sử dụng trong máy tính sắp tung ra của hãng là Máy tính cá nhân IBM (IBM PC).[14] Vì thời gian gấp rút nên Microsoft mua lại HĐH mô phỏng CP/M tên là 86-DOS từ hãng Seattle Computer Products, đặt tên mới là MS-DOS. Sau khi IBM PC được tung ra vào tháng 8 năm 1981, Microsoft giữ lại quyền sở hữu MS-DOS. Nhiều lý do khác nhau khiến MS-DOS thành công, như bộ phần mềm chọn lọc có sẵn của nó, và Microsoft trở thành nhà cung cấp HĐH dẫn đầu.[15][16]:210 Tiếp đó, họ bước vào những thị trường mới với việc tung ra Chuột Microsoft vào năm 1983, và thành lập một bộ phận xuất bản mang tên Microsoft Press. Nhưng buồn thay, Paul Allen rời Microsoft vào tháng 2 vì bệnh ung thư hạch.


1984-1994: Windows và Office thống trị cả thế giới[sửa | sửa mã nguồn]


Năm 1984, trong lúc cùng IBM phát triển HĐH mới mang tên OS/2; vào ngày 20 tháng 11, Microsoft cho ra đời Microsoft Windows, HĐH mở rộng của MS-DOS sử dụng giao diện đồ họa. Vào ngày 26 tháng 2 năm 1986, Microsoft dời trụ sở chính tới Redmond, và tiếp đó vào tháng 3, công ty chuyển sang loại hình cổ phần,[17] sự tăng giá nhanh chóng của cổ phiếu công ty đã tạo ra 4 tỷ phú cùng 12000 triệu phú trong đội ngũ nhân viên công ty.[18] Vì mối quan hệ đối tác với IBM, trong năm 1990, Ủy ban Thương mại Liên Bang đã để mắt tới Microsoft vì nghi ngờ có sự cấu kết thương mại, đánh dấu khởi đầu cho cuộc đụng độ pháp lý giữa công ty với Chính phủ Mỹ trong hơn một thập kỷ.[19] Ngày 2 tháng 4 năm 1987, Microsoft tuyên bố OS/2 sẽ chỉ được bán cho nhà sản xuất OEM, trong khi đó, công ty phát triển Microsoft Windows NT, HĐH 32-bit sử dụng ý tưởng của OS/2, với môđun nhân hệ điều hành mới và giao diện ứng dụng Win32 (API), có cổng cho phép chuyển đổi dễ dàng sang Windows 16-bit (nền tảng MS-DOS), HĐH này được bán lần đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 1993. Khi Microsoft thông báo cho IBM về NT, mối quan hệ đối tác giữa hai công ty nhằm mục đích phát triển OS/2 đã dần dần bị suy yếu.[20]

Trong năm 1990, Microsoft giới thiệu bộ phần mềm Microsoft Office bao gồm các ứng dụng văn phòng với chức năng riêng biệt, như Microsoft Word và Microsoft Excel. Vào ngày 22 tháng 5, Microsoft cho ra đời Windows 3.0 với giao diện đồ họa tương tác người-máy, tăng cường khả năng cho "chế độ bảo vệ" của bộ vi xử lý Intel.[21] Hai sản phẩm Office và Windows trở nên chiếm ưu thế trên thị trường.[22][23]Novell, đối thủ cạnh tranh của Word giai đoạn 1984-1986 đã để đơn kiện trong những năm sau đó cáo buộc Microsoft cố tình dấu diếm đặc điểm kỹ thuật để triệt hạ khả năng cạnh tranh của đối thủ.[24]

Vào ngày 27 tháng 7 năm 1994, Bộ phận Chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ đã nộp một Báo cáo Ảnh hưởng Cạnh tranh, trong đó có đoạn: "Bắt đầu từ năm 1988, và tiếp tục cho đến 15 tháng 7 năm 1994, Microsoft đã tác động đến nhiều nhà sản xuất OEM để thực hiện hành vi chống cạnh tranh mang tên: giấy phép "mỗi bộ vi xử lý". Theo giấy phép này, mỗi nhà sản xuất sẽ phải trả Microsoft tiền bản quyền cho mỗi máy tính chứa một vi xử lý bán ra, dù máy đó dùng HĐH của Microsoft hay không dùng HĐH Microsoft Windows của Microsoft. Tác động của nó, phải trả tiền cho Microsoft khi không hề được sử dụng sản phẩm của Microsoft chẳng khác nào một hình phạt, hoặc nộp thuế đối với các nhà sản xuất sử dụng HĐH của đối thủ cạnh tranh. Kể từ năm 1988, Microsoft đã gia tăng việc sử dụng giấy phép mỗi bộ vi xử lý".[25]


1995-2005: Internet và kỷ nguyên 32-bit thế hệ mới[sửa | sửa mã nguồn]



Sau khi Bill Gates tiên đoán về "Cơn Đại hồng thủy Internet" vào ngày 26 tháng 5 năm 1995, Microsoft bắt đầu xác định lại mục tiêu của mình và tiến hành mở rộng dòng sản phẩm liên quan đến mạng máy tính cũng như World Wide Web.[26] Ngày 24 tháng 8 năm 1995 công ty tung ra Windows 95 - HĐH đa nhiệm, hoàn thiện giao diện người dùng với nút Bắt đầu (Start), có khả năng tương thích 32 bit và cung cấp giao diện Win32 API tương tự NT.[27][28] Ngoài ra, Windows 95 còn đi kèm dịch vụ trực tuyến MSN, và trong những phiên bản dành cho đối tác OEM còn có Internet Explorer, một trình duyệt web. Internet Explorer không có mặt trong bản Windows 95 hộp bán lẻ vì nó được hoàn thành sau khi vỏ hộp được in, thay vào đó được cung cấp thông qua gói Windows 95 Plus!.[29] Rẽ nhánh vào thị trường mới trong năm 1996, Microsoft hợp tác với NBC Universal lập đài thông tin 24/7 mang tên MSNBC.[30] Microsoft cũng đưa ra Windows CE 1.0, HĐH rút gọn dành cho các thiết bị có bộ nhớ thấp như PDA.[31] Tháng 10 năm 1997, Bộ Tư pháp Mỹ thực hiện một bản kiến nghị lên Tòa án Liên Bang, tuyên bố Microsoft vi phạm thỏa thuận ký năm 1994 và yêu cầu dừng việc cài sẵn Internet Explorer vào Windows.

Bill Gates rời khỏi vị trí CEO ngày 13 tháng 1 năm 2000, bàn giao lại cho Steven Ballmer – bạn học cũ và là nhân viên công ty từ năm 1980 với vai trò Trưởng Kiến trúc sư Phần mềm. Cũng trong giai đoạn này, Microsoft cùng nhiều công ty thành lập Liên minh Tín nhiệm Nền tảng Điện toán, trong số những mục tiêu có tăng cường bảo mật và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thông qua việc đồng nhất hóa những thay đổi ở phần cứng và phần mềm. Nhiều người chỉ trích coi liên minh như một cách thực thi giới hạn bừa bãi việc sử dụng phần mềm và can thiệp, thay đổi cách hoạt động của máy tính; giống như một hình thức quản lý số, có thể hình dung đến kịch bản trong đó máy tính có khả năng bảo mật tốt nhưng cũng bí mật cả với chủ nhân.[32][33] Vào ngày 3 tháng 4 năm 2000, một phán quyết từ tòa án cáo buộc Microsoft "lạm dụng vị thế độc quyền", vụ việc chỉ lắng vào năm 2004 khi Tòa án Phúc thẩm Mỹ nhất trí phê chuẩn thỏa thuận dàn xếp giữa Bộ Tư pháp với công ty.[34][35] Vào ngày 25 tháng 10 năm 2001, Microsoft tung ra Windows XP, HĐH có giao diện thân thiện với mã nền tảng NT.[36] Công ty đưa ra Xbox trong năm sau đó, gia nhập thị trường máy chơi game trong lúc hai hãng Sony và Nintendo đang chiếm ưu thế.[37] Microsoft tiếp tục dính rắc rối khi tháng 3 năm 2004, Ủy ban châu Âu thực hiện hành động pháp lý chống lại công ty với lý do lạm dụng vị thế thống trị của HĐH Windows, dẫn đến công ty phải nộp phạt 497 triệu € (khoảng 613 triệu $) và sản xuất hai phiên bản mới của Windows XP không đi kèm Windows Media Player là Windows XP Home Edition N và Windows XP Professional N.[38][39]

Ngày 4 tháng 2 năm 2014, Satya Nadella trở thành CEO, trong khi John W. Thompson trở thành chủ tịch. Bill Gates trở thành nhà cố vấn kỹ thuật cho Nadella.

Vào ngày 16/9/2014, Microsoft đã công bố đạt thỏa thuận mua lại Mojang - nhà phát triển trò chơi Minecraft nổi tiếng của Thụy Điển với mức giá 2,5 tỉ USD.


Sản phẩm nền tảng và bộ phận dịch vụ[sửa | sửa mã nguồn]


Trụ sở Microsoft Nhật Bản

Windows[sửa | sửa mã nguồn]


Sản phẩm trụ cột của Microsoft. Công ty đã cho ra đời nhiều phiên bản gồm Windows (1.0), Windows 2, Windows 3.1, Windows 95, Windows 98, Windows 2000, Windows Me, Windows XP, Windows Vista, Windows 7, Windows 8, Windows 8.1 và phiên bản mới nhất của Windows: Windows 10.


Dành cho hệ thống máy chủ[sửa | sửa mã nguồn]


Microsoft đưa ra bộ phần mềm dành cho máy chủ là Microsoft Servers, HĐH máy chủ Windows Server 2008, Windows Server 2012 và các sản phẩm như:


Công cụ phát triển[sửa | sửa mã nguồn]


Microsoft Visual Studio - bộ công cụ môi trường phát triển tích hợp, giúp đơn giản hóa các chức năng tạo, sửa lỗi và triển khai phần mềm cho Windows, Microsoft Office và trang web.


Dịch vụ trực tuyến[sửa | sửa mã nguồn]


Bao gồm MSN và nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail, Windows Live Messenger,....



Microsoft có mặt tại hầu hết các quốc gia và đặt chi nhánh ở 117 quốc gia (2013) và được phân loại thành 6 khu vực:


1. Bắc Mỹ.

2. Châu Mỹ Latinh.

3. Châu Âu, Trung Đông, châu Phi.

4. Nhật Bản.

5. Châu Á-Thái Bình Dương (APAC).

6. Trung Quốc.


  1. ^ a ă â b c d “Microsoft Form 10-K, Fiscal Year Ended June 30, 2017”. sec.gov. U.S. Securities and Exchange Commission. 21 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017. 

  2. ^ “Global Software Top 100 - Edition 2011”. Softwaretop100.Org. Ngày 23 tháng 8 năm 2011. 

  3. ^ “Market Cap Rankings”. Ycharts. Zacks Investment Research. Ngày 8 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012. 

  4. ^ Warren, Tom (8 tháng 12 năm 2016). “Microsoft finalizes $26 billion LinkedIn acquisition, reveals what’s next”. The Verge. Vox Media. 

  5. ^ “Microsoft buys Skype for $8.5 billion”. The Search Office Space Blog. 10 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2011. 

  6. ^ Blodget, Henry (23 tháng 8 năm 2013). “And Microsoft Is Giving Up On The Software Business!”. Business Insider Australia (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2017. 

  7. ^ “Notify The Next Of Kin”. InformationWeek. 30 tháng 6 năm 2010. 

  8. ^ “Microsoft sees shares hit record high”. BBC. 21 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017. 

  9. ^ “Microsoft's cloud focus could mean yet more layoffs”. Engadget. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2017. 

  10. ^ Keizer, Gregg (14 tháng 7 năm 2014). “Microsoft gets real, admits its device share is just 14%”. Computerworld. IDG. [Microsoft's chief operating officer] Turner's 14% came from a new forecast released last week by Gartner, which estimated Windows' share of the shipped device market last year was 14%, and would decrease slightly to 13.7% in 2014. [..] Android will dominate, Gartner said, with a 48% share this year 

  11. ^ a ă “Bill Gates: A Timeline”. BBC News (BBC). Ngày 15 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010. 

  12. ^ Staples, Betsy (tháng 8 năm 1984). “Kay Nishi bridges the cultural gap”. Creative Computing 10 (8): 192. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010. 

  13. ^ Dyar, Dafydd Neal (ngày 4 tháng 11 năm 2002). “Under The Hood: Part 8”. Computer Source. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2010. 

  14. ^ Engines that move markets. Books.google.co.uk. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2011. 

  15. ^ “Microsoft to Microsoft disk operating system (MS-DOS)”. Smart Computing (Sandhills Publishing Company) 6 (3). Tháng 3 năm 2002. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008. [liên kết hỏng]

  16. ^ Blaxill, Mark; Eckardt, Ralph (ngày 5 tháng 3 năm 2009). “The Invisible Edge: Taking Your Strategy to the Next Level Using Intellectual Property”. Portfolio Hardcover. ISBN 1-59184-237-9. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2010. 

  17. ^ “Microsoft Chronology”. CBS News (CBS Interactive). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2010. 

  18. ^ Bick, Julie (ngày 29 tháng 5 năm 2005). “The Microsoft Millionaires Come of Age”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2006. 

  19. ^ “U.S. v. Microsoft: Timeline”. Wired. Ngày 4 tháng 11 năm 2002. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010. 

  20. ^ Thurrott, Paul (ngày 24 tháng 1 năm 2003). “Windows Server 2003: The Road To Gold”. winsupersite.com. Penton Media. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010. 

  21. ^ Athow, Desire (ngày 22 tháng 5 năm 2010). “Microsoft Windows 3.0 Is 20 Years Old Today!!!”. ITProPortal. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2012. 

  22. ^ Miller, Michael (ngày 1 tháng 8 năm 1998). “Windows 98 Put to the Test (OS Market Share 1993–2001)”. PC Magazine. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2010. 

  23. ^ McCracken, Harry (ngày 13 tháng 9 năm 2000). “A Peek at Office Upgrade”. PCWorld. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2006. 

  24. ^ Waner, Jim (ngày 12 tháng 11 năm 2004). “Novell Files WordPerfect Suit Against Microsoft”. internetnews.com. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010. 

  25. ^ “Competitive Impact Statement: U.S. v. Microsoft Corporation”. Justice.gov. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2011. 

  26. ^ Borland, John (ngày 15 tháng 4 năm 2003). “Victor: Software empire pays high price”. CNET (CBS Interactive). Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010. 

  27. ^ Cope, Jim (tháng 3 năm 1996). “New And Improved”. Smart Computing (Sandhills Publishing Company) 4 (3). Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010. [liên kết hỏng]

  28. ^ Pietrek, Matt (tháng 3 năm 1996). “Windows 95 Programming Secrets” (PDF). IDG. ISBN 1-56884-318-6. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010. 

  29. ^ Thurrott, Paul (ngày 31 tháng 5 năm 2005). “MSN: The Inside Story”. winsupersite.com (Penton Media). Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2010. 

  30. ^ “Marketplace: News Archives”. Marketplace. American Public Media. Ngày 15 tháng 7 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2004. 

  31. ^ Tilly, Chris. “The History of Microsoft Windows CE”. HPC:Factor. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008. 

  32. ^ Markoff, John (ngày 20 tháng 6 năm 2002). “Fears of Misuse of Encryption System Are Voiced”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2010. 

  33. ^ Stajano, Frank (2003). “Security for whom? The shifting security assumptions of pervasive computing” (PDF). Software Security—Theories and Systems. Lecture notes in computer science (Springer-Verlag Berlin Heidelberg) 2609: 16–27. ISBN 978-3-540-00708-1. doi:10.1007/3-540-36532-X_2. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010. 

  34. ^ “United States v. Microsoft”. U.S. Department of Justice. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2005. 

  35. ^ Jackson, Thomas Penfield (ngày 5 tháng 11 năm 1999). “U.S. vs. Microsoft findings of fact”. U.S. Department of Justice. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008. 

  36. ^ Thurrott, Paul (ngày 26 tháng 10 năm 2001). “WinInfo Short Takes: Windows XP Launch Special Edition”. Windows IT Pro (Penton Media). Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2010. 

  37. ^ “NPD Reports Annual 2001 U.S. Interactive Entertainment Sales Shatter Industry Record”. Business Wire (CBS Interactive). Ngày 7 tháng 2 năm 2002. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007. 

  38. ^ “Microsoft hit by record EU fine”. CNN. Ngày 25 tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2010. 

  39. ^ “Commission Decision of 24.03.2004 relating to a proceeding under Article 82 of the EC Treaty (Case COMP/C-3/37.792 Microsoft)” (PDF). Commission of the European Communities. Ngày 21 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2005. 





Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu