Skip to main content

Louise Françoise de Bourbon – Wikipedia tiếng Việt

Louise-Françoise de Bourbon, Vương phi Condé, Công tước phu nhân Bourbon và Vương cơ nước Pháp (1 tháng 6 năm 1673 – 16 tháng 6 năm 1743), là con gái của Louis XIV của Pháp và người tình, quý bà Madame de Montespan. Tên bà được đặt theo tên Louise de La Vallière, một tình nhân của Louis XIV bị chính mẹ bà thay thế vai trò người sủng ái của vua. Louise de La Vallière cũng là mẹ đỡ đầu của Louise-Françoise[2].

Như các anh chị em của mình, Louise-Françoise là một trong những tổ tiên của nhà Orléans.





Bà được sinh ra ở Tournai, Pháp khi cha và mẹ bà, Madame de Montespan đang trong một chuyến đi duyệt binh. Mẹ của bà, tên đầy đủ là Françoise Athénaïs de Rochechouart de Mortemart, xuất thân từ nhà Rochechouart, một trong những gia tộc danh giá và lâu đời nhất nước Pháp. Cha của Madame de Montespan là Gabriel de Rochechouart de Mortemart, vốn là một người bạn thân của Louis XIII của Pháp, còn mẹ bà là Diane de Grandseigne, từng là thị hầu của Thái hậu Anne của Áo, mẹ của Louis XIV.


Louise-Françoise de Bourbon (phải) cùng người em gái, Françoise Marie de Bourbon.

Khi bắt đầu mối tình với Louis XIV, mẹ bà lấn át cả Vương hậu Maria Theresa của Tây Ban Nha, và được công nhận rộng rãi là Vương hậu thực sự của nước Pháp trong thời gian dài được sủng ái bởi nhà vua. Sau khi trở về từ Tournai, bà được chuyển qua chăm sóc bởi một trong những thị hầu của mình, Françoise d'Aubigné.

Năm 1673, ngày 19 tháng 12, Louis XIV tiến hành hợp pháp hóa các con của ông và Madame de Montespan sinh ra bởi một đạo luật được công nhận bởi Pháp viện Paris, do đó các anh chị em của bà lần lượt nhận những tước vị vương tộc, như anh ruột lớn nhất của bà là Louis-Auguste de Bourbon nhận tước hiệu Công tước xứ Maine, Louis César de Bourbon nhận tước hiệu Bá tước Vexin, trong khi đó bà nhận được danh hiệu Mademoiselle de Nantes như một công chúa nước Pháp.

Trong các anh chị em của bà, ngoại trừ người em gái chết yểu Louise Marie Anne de Bourbon, thì Louise Françoise không bao giờ thân thiết với 2 người chị em gái nữa là Marie Anne de Bourbon và Françoise Marie de Bourbon. Đặc biệt là Françoise Marie, người chị em luôn cạnh tranh với bà trong bất cứ trường hợp nào, tước vị, hôn nhân và con cái.

Trong các con gái, bà được vua cha và mẹ yêu quý hơn cả vì vẻ ngoài xinh đẹp như búp bê, vì thế bà có nickname là Poupotte. Thừa hưởng nhan sắc và khả năng nghệ thuật từ mẹ mình, Louise Françoise có khả năng vũ đạo xuất sắc, bà từng tham gia vở ballad của Maria Anna Victoria xứ Bavaria, Trữ phi khi ấy của Pháp[3].



Hôn nhân[sửa | sửa mã nguồn]


Đám cưới của Mademoiselle de Nantes với Công tước Bourbon, khoảng năm 1685.

Ngày 25 tháng 5 năm 1685, vào năm 11 tuổi, Louise Françoise kết hôn với Louis de Bourbon, Công tước Bourbon, một người họ hàng xa của cha bà, vua Louis XIV của Pháp. Chồng bà, Louis vốn là con trai của Henri Jules de Bourbon, Vương thân Conde và Công tước xứ Enghien, một trưởng nam của dòng họ nhà Condé, nhánh thứ của nhà Bourbon đang trị vì. Mẹ của Louis, quý bà Anne Henriette xứ Bavaria, con gái của Edward, Sứ quân xứ Simmern và Anne Gonzaga. Trong lễ kết hôn của con gái mình, Louis XIV đã chuẩn bị của hồi môn lên đến 1 triệu livre[2].

Tại triều đình Pháp, chồng của bà được biết đến với tên gọi Monsieur le Duc. Và theo đó, Louise Françoise được gọi tôn kính với xưng hô Madame la Duchesse (tức Quý bà Công tước hay Công tước phu nhân)[4].

Vào một thời gian khoảng năm 1686, khi triều đình Louis XIV dời đến Lâu đài Fontainebleau, Louise Françoise mắc bệnh đậu mùa. Trong thời gian đó, chỉ có mẹ bà và ông nội (theo phía chồng) của bà là Louis de Bourbon, Vương thân Condé chăm sóc bà. Sau khi bà bình phục, Louis de Bourbon bị lây bệnh và qua đời vào tháng 12 năm ấy. Cuộc hôn nhân của bà diễn ra suôn sẻ, bà sinh được 9 người con đều sống đến khi trưởng thành.

Năm 1691, mẹ bà là Madame de Montespan rút lui khỏi triều đình và dời đến sống tại Filles de Saint-Joseph, Paris[5], trong thời gian này Louis-Francoise thường lui đến thăm viếng mẹ mình cho đến khi Madame de Montespan qua đời vào năm 1707, bà được ghi nhận là rất đau lòng về cái chết của mẹ mình. Louis XIV đã cấm bất kì ai để tang Madame de Montespan, nhưng Louis-Francoise cùng em gái Françoise Marie de Bourbon và Louis Alexandre de Bourbon vẫn tỏ thái độ để tang bằng cách từ chối tất cả các lời mời dự tiệc trong cung đình.


Chính trường[sửa | sửa mã nguồn]


Louise-Françoise là một người phụ nữ đầy tham vọng và dã tâm, đặc biệt là luôn muốn đối đầu với người em gái Françoise Marie de Bourbon. Vào năm 1692, Françoise Marie kết hôn với người anh họ Philippe II, Công tước Orléans, người con thừa tự của chú của hai chị em bà là Phillip the Monsieur. Trở thành vợ của một Fils de France (Vương thân nước Pháp), Françoise Marie trở thành một bà chúa có địa vị cao hơn hẳn chị mình Louise Françoise và người chị em cùng cha khác mẹ khác nữa là Marie Anne. Ngoài ra, của hồi môn của Françoise Marie còn gấp đôi chị mình, và điều này đã khiến Louise Françoise cảm thấy bị xỉ nhục và giận dữ[6].


Bức chân dung của Louise Françoise de Bourbon, khoảng vài năm sau khi kết hôn.

Bên cạnh đó, Louise Françoise có một mối tình với François Louis de Bourbon, Vương thân xứ Conti, là anh chồng của người chị em khác mẹ của bà là Marie Anne de Bourbon. Vợ của Vương thân Conti là Marie Thérèse de Bourbon, một người ngoan đạo và cũng là chị chồng của Louise Françoise[7][8]. Con gái thứ tư của bà, Marie Anne sinh vào năm 1697 được cho là kết quả của mối tình này[7]. Khi ấy, chồng bà là Louis III, Vương thân xứ Condé phát hiện ra chuyện này và rất giận dữ, tuy nhiên lại không dám công khai tỏ thái độ vì sợ cha của bà, Quốc vương Louis XIV. Trong khi đó, người anh cả khác mẹ, tức Louis, Đại Trữ quân, vốn có quan hệ thân thiết với người em gái khác mẹ rất che chở bà và người tình, ông sắp xếp cho hai người thường xuyên tại Meudon cách xa triều đình.

Ngày 1 tháng 4 năm 1709, sau cái chết của cha chồng, thì chồng bà nhận tước hiệu Thân vương Condé (Prince de Condé), một tước hiệu kế thừa của dòng họ bắt đầu từ Charles de Bourbon, tước hiệu lấy tên từ Lâu đài Condé chứ không phải tên một vùng đất. Tuy nhiên, Vương thân Conde lại không thừa hưởng phẩm vị Premier Prince du Sang, thay vào đó phẩm vị này chuyển sang nhà Orléans. Vì lý do đó, người em rể của Louise Françoise, Công tước Orléans nhận phẩm vị này và được kính gọi là Monsieur le Prince, và em gái bà là Françoise Marie hiển nhiên cũng được gọi là Madame la Princesse. Dù thực tế Françoise Marie chưa bao giờ tự nhận mình là Madame la Princesse như đáng lẽ bà ta được quyền, thế nhưng việc bị tước phẩm vị này càng khiến Louise Françoise bực mình với em gái bà hơn.

Chỉ tầm hơn vài tháng sau, chồng bà cũng qua đời vào năm 1710. Theo lệ, bà nên được gọi là Madame la Princesse de Condé douairière (tức Thái phi Condé) nhưng rồi bà lại tự gọi mình là Madame la Duchesse douairière (tức Thái Công phu nhân). Khi chồng chết, người ta nhìn thấy bà có vẻ đau buồn vì cái chết của chồng, nhưng Madame de Caylus không tin sự điếu tang này là thành thật[8].

Sau cái chết của chồng, Thái Công phu nhân tính đến việc gây ảnh hưởng và đoạt lấy đại vị cho tương lai, nên bà thường xuyên tham dự triều đình của anh trai khác mẹ của mình là Louis, Đại Trữ quân tại Lâu đài Meudon. Tại đấy, bà kết thân với hai chị em Béatrice Hiéronyme de Lorraine và Élisabeth Thérèse de Lorraine. Thế nhưng, cái chết bất ngờ của Đại Trữ quân vào năm 1711 khiến hi vọng kết thân với Vương vị tương lai của Thái Công phu nhân bị hủy hoại. Dù vậy, bà vẫn đã rất đau lòng với cái chết của anh trai mình. Cái chết này đã khiến cháu của bà, Louis, Công tước Burgundy trở thành Trữ quân nước Pháp, và người vợ Marie Adélaïde xứ Savoy trở thành Trữ phi.

Marie Adélaïde là một người có xuất thân cao quý, con gái của Victor Amadeus II của Sardinia và Anne Marie d'Orléans, con gái của Phillip the Monsieur và Henrietta của Anh. Bà thường có những cử chỉ thiếu tôn trọng với những quý phu nhân ở đẳng cấp thấp, đặc biệt là đối với những người ngoài giá thú như Louise Françoise. Chính vì thế, cũng như Louise Françoise, em gái luôn cạnh tranh với bà là Françoise Marie cũng không thích vị Trữ phi mới này của nước Pháp. Điều này làm Louise Françoise hoang mang vì nếu không có hành động gì, một khi Marie Adélaïde trở thành Vương hậu nước Pháp thì sẽ không dễ dàng gì cho bà. Khi ấy, bà có quan hệ khá tốt đẹp với Jeanne Baptiste d'Albert de Luynes, tình nhân của cha Trữ phi Marie là Victor Amadeus. Sau khi chạy trốn khỏi Savoy năm 1700, Jeanne Baptiste định cư ở Paris và khi ấy bà là một hình tượng văn chương nổi tiếng.


Thời kỳ Nhiếp chính và cuối đời[sửa | sửa mã nguồn]


Louise Françoise de Bourbon trong tang phục, vẽ bởi Pierre Gobert, năm 1737.

Vận may kịp đến khi chỉ khoảng 1 năm sau, vào năm 1712, Trữ quân và Trữ phi cùng đột ngột qua đời, chỉ để lại một đứa con nhỏ là kế vị hợp pháp của Louis XIV, Louis, Công tước Anjou. Khoảng 3 năm sau, vào nam7 1715, Vua Louis XIV qua đời, vương vị chuyển về cho Công tước Anjou, khi ấy chỉ mới 5 tuổi, tức Louis XV của Pháp. Ngay lúc đó, triều đình chia ra hai phe, một phe ủng hộ anh lớn cùng mẹ của bà, Công tước Maine và em rể của bà, Philippe II, Công tước Orléans để chọn ra người giữ vị trí nhiếp chính. Sau khi Parlement de Paris mở ra khoảng 1 tuần, Công tước Orléans được bổ nhiệm chính thức trở thành vị nhiếp chính cho nhà vua trẻ tuổi. Điều này làm bà rất không hài lòng và càng làm tăng thêm sự cạnh tranh giữa bà và em gái, Françoise Marie, giờ đây đã trở thành phu nhân của quan nhiếp chính, đồng nghĩa với việc bà là Đệ nhất phu nhân khi ấy của triều đình Pháp.

Suốt thời kỳ Nhiếp chính, Thái Công phu nhân bị cuốn vào quan hệ phức tạp của người con gái thứ hai, Louise Élisabeth de Bourbon với Philippe Charles de La Fare. Louise Élisabeth khi ấy đã cưới Louis Armand de Bourbon, Vương thân Conti, nhưng vẫn có quan hệ bất chính với người tình khiến Vương thân Conti tức giận và đánh đập hành hạ vợ mình. Đứa con duy nhất của vợ chồng Conti, Louis François de Bourbon bị nghi ngờ là con hoang của Vương phi Conti với tình nhân, vì vậy Vương phi đã phải dẫn con trốn tránh khỏi chồng bằng cách nương nhờ chỗ ở của mẹ mình, Palais Bourbon. Khoảng những năm 1720s, Thái Công phu nhân trở thành tình nhân của Armand de Madaillan de Lesparre, vì để gần gũi với bà mà Armand đã xây dựng Hôtel de Lassay gần với Palais Bourbon.

Vào năm 1737, bà được mời làm mẹ đỡ đầu cho con trai trưởng của Louis XV, Louis, Trữ quân nước Pháp. Cha đỡ đầu của Trữ quân là cháu trai bà, Louis, Công tước Orléans.

Trong thời kỳ nhiếp chính, con trai bà là Louis Henri de Bourbon bị giáng chức và bị đày đi xa, Thái Công phu nhân đổ lỗi việc này cho tình nhân của Henri, Madame de Prie và vì thế bà căm ghét cay đắng Prie. Khi Henri chết vào năm 1740, tước vị được truyền lại cho người con trai, cũng là cháu nội bà, Louis Joseph de Bourbon, khi ấy chỉ vừa 4 tuổi.

Năm 1743, ngày 16 tháng 6, Thái Công phu nhân Louise Françoise de Bourbon qua đời tại tư dinh Palais Bourbon, thọ 70 tuổi. Bà được chôn cất trong Carmel du faubourg Saint-Jacques[9], một tu viện trên Rive Gauche, Khu phố Latinh, Paris.


































TênChân dungNgày sinh và ngày mấtGhi chú
Marie Anne Gabrielle Éléonore de Bourbon
Tu viện trưởng của Tu viện Saint-Antoine-des-Champs
Marie Gabrielle Éléonore de Bourbon as an abbess by an unknown artist.jpg
22 tháng 12 năm 1690
30 tháng 8 năm 1760
(69 tuổi)
Sinh ra tại Cung điện Versailles; trở thành Trưởng tu viện của Tu viện Saint-Antoine-des-Champs khi còn trẻ; mất ở Villejuif. Trong thời thiếu nữ, bà được biết đến là Mademoiselle de Condé.
Louis Henri Joseph de Bourbon
Công tước Bourbon
Vương thân Condé
Gobert, attributed to -Louis Henri of Bourbon, Prince of Condé - Versailles, MV3727.jpg
18 tháng 8 năm 1692
27 tháng 1 năm 1740
(47 tuổi)
Sinh ra tại Cung điện Versailles và hai lần kết hôn; đầu tiên là với Marie Anne de Bourbon, không con. Tái hôn với Caroline xứ Hesse-Rotenburg và có con. Ông là Thủ tướng Pháp trong thời kì đầu của Louis XV của Pháp nhưng cuối cùng bị lưu đày. Louis Henri chết trong khi đang lưu đày tại Lâu đài Chantilly;
Louise Élisabeth de Bourbon
Vương phi Conti
Portrait of Louise Élisabeth de Bourbon (1693-1775), Princess of Conti by Pierre Gobert.jpg
22 tháng 11 năm 1693
27 tháng 5 năm 1775
(81 tuổi)
Sinh ra tại Versailles, Kết hôn với anh em họ Louis Armand II, Vương thân Conti. Bà là bà ngoại của Philippe Égalité. Mất tại Paris.
Louise Anne de Bourbon
Mademoiselle de Charolais
Mademoiselle de Charolais (Louise Anne de Bourbon-Condé, 1695-1758) by Alexandre François Caminade (Versailles).jpg
23 tháng 6 năm 1695
8 tháng 4 năm 1758
(62 tuổi)
Sinh ra tại Versailles, không kết hôn; có quan hệ tình cảm với Công tước Richelieu và trở thành tình nhân của ông như người chị em họ, Charlotte Aglaé d'Orléans. Bà chưa bao giờ có người con hợp pháp nào, nhưng được đồn đoán là có nhiều người con bất hợp pháp, dù chưa có tài liệu chứng minh nào. Bà sở hữu Hôtel de Rothelin-Charolais và trong suốt thời gian được biết đến với danh hiệu Mademoiselle de Sens, sau đó là Mademoiselle de Charolais.
Marie Anne de Bourbon
Mademoiselle de Clermont
Marie Anne de Bourbon, Mlle de Clermont (1697-1741), Pierre Gobert.jpg
16 tháng 10 năm 1697
11 tháng 8 năm 1741
(43 tuổi)
Sinh ra tại Paris, được cho là con hoang của Thái Công phu nhân với François Louis, Vương thân Conti. Kết hôn với Louis de Melun, Công tước Joyeuse năm 1719 trong bí mật và trái ý với anh trai mình. Mất ở Paris sau một thời gian phục vụ Vương hậu Marie Leszczyńska; được biết đến với danh hiệu Mademoiselle de Clermont.
Charles de Bourbon
Bá tước Charolais
CharlesDeBourbon-CondeRigaud.jpg
19 tháng 6 năm 1700
23 tháng 7 năm 1760
(60 tuổi)
Sinh ra tại Chantilly, nhận danh hiệu Bá tước Charolais, sau khi mất chuyển qua cho em gái Louise Anne. Kết hôn bí mật với Jeanne de Valois-Saint-Rémy, một hậu duệ của Henry II của Pháp. Con trai của cặp vợ chồng là Louis-Thomas (1718–1799), không được hợp pháp hóa bởi Vua Pháp, và sau đó bị đày sang Anh; ông cũng có con với tình nhân Marguerite Caron de Rancurel. Mất tại Paris.
Henriette Louise Marie Françoise Gabrielle de Bourbon
Nữ tu trưởng của Tu viện Beaumont-lès-Tours
Blason pays fr Dombes.svg
15 tháng 1 năm 1703
19 tháng 9 năm 1772
(69 tuổi)
Sinh ra tại Versailles, từng được chọn là hôn thê của Louis XV. Chưa bao giờ kết hôn; được biết đến với danh hiệu Mademoiselle de Vermandois. Mất tại Beaumont.
Élisabeth Thérèse Alexandrine de Bourbon
Mademoiselle de Sens
Mademoiselle de Sens wearing Fleur-de-lis by a member of the school of Nattier.jpg
15 tháng 9 năm 1705
15 tháng 4 năm 1765
(59 tuổi)
Sinh tại Paris, từng được chọn làm hôn thê của anh họ là Louisd'Orléans. Không bao giờ kết hôn, được biết đến với danh hiệu Mademoiselle de Sens. Tài sản của bà được chuyển cho người cháu, Louis Joseph de Bourbon, tương lai là Vương thân Condé.
Louis de Bourbon
Bá tước Clermont
1771 portrait painting of Louis de Bourbon, Count of Clermont by François Hubert Drouais.jpg
15 tháng 6 năm 1709
16 tháng 6 năm 1771
(62 tuổi)
Sinh ra tại Versailles, nhận tước hiệu Bá tước Clermont từ khi sinh ra và trở thành Viện trưởng của Tu viện Saint-Germain-des-Prés từ năm 1737. Không bao giờ kết hôn và mất tại Versailles. Ông là người thành lập nên Académie du Petit-Luxembourg, nơi giao du của các nhà khoa học, họa sĩ và kiến trúc sư. Ông cũng là vị trí thứ năm của Grand Master of the Grand Lodge, một người có uy tín trong Hội Tam Điểm của Pháp.



  1. ^ Place of Death

  2. ^ a ă Hilton, Lisa, Athénaïs:The Real Queen of France, Little, Brown and Company, London, 2002.[cần số trang]

  3. ^ Fraser 2006, tr. 223

  4. ^ *Fraser, Antonia (Lady), Love and Louis XIV, Nan A. Talese, 2006.[cần số trang]

  5. ^ “Rue Saint Dominique”. Paris-pittoresque.com. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2009. 

  6. ^ Freeman-Mitford, Nancy (The Hon.), The Sun King, BCA, 1966.[cần số trang]

  7. ^ a ă “Grand daughters of Louis XIV”. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2010. 

  8. ^ a ă “Love Affairs of the Condé's”. InternatArchive.com. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2010. 

  9. ^ Eriau, Jean-Baptiste, L'ancien Carmel du faubourg Saint-Jacques (1604-1792), J. de Gigord, A. Picard, Paris, 1929(http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/rhef_0300-9505_1929_num_15_69_2523_t1_0497_0000_2



Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu