Skip to main content

Erotica (bài hát) – Wikipedia tiếng Việt


"Erotica" (tạm dịch: Khiêu dâm) là một bài hát của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Madonna nằm trong album phòng thu thứ năm cùng tên của cô (1992). Nó được phát hành vào ngày 29 tháng 9 năm 1992 như là đĩa đơn đầu tiên trích từ album bởi Maverick Records cũng như Sire Records và Warner Bros. Records. Bài hát sau đó còn xuất hiện trong những album tuyệt phẩm của Madonna, như GHV2 (2001) và Celebration (2009). "Erotica" được viết lời và sản xuất bởi Madonna và Shep Pettibone, với sự tham gia hỗ trợ viết lời từ Anthony Shimkin. Về mặt âm nhạc, nó bao gồm những đoạn hát nói và là một lời ngợi ca đến S&M, trong đó Madonna sử dụng bút danh "Dita". Nữ ca sĩ mong muốn người yêu của cô trở nên bị động hơn trong vấn đề tình dục và giúp anh khám phá những ranh giới giữa nỗi đau và niềm vui.

Sau khi phát hành, "Erotica" nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ gọi nó là đỉnh cao của sự đổi mới trong sự nghiệp của Madonna, mặc dù một số người khác cảm thấy nó thật kinh dị. Bài hát cũng gặt hái những thành công vượt trội về mặt thương mại, đứng đầu các bảng xếp hạng ở Ý và Hy Lạp, và lọt vào top 5 ở nhiều thị trường như Úc, Canada, Phần Lan, Ireland, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Tại Hoa Kỳ, "Erotica" ra mắt ở vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, trở thành một trong những bài hát đạt thứ hạng ra mắt cao nhất trong lịch sử bảng xếp hạng lúc bấy giờ, và sau đó đạt vị trí thứ ba. Ngoài ra, nó còn ra mắt ở vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng sóng phát thanh ở Hoa Kỳ, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu vẫn chưa bị phá vỡ đến nay.[1]

Video ca nhạc cho "Erotica" được đạo diễn bởi nhà nhiếp ảnh gia thời trang Fabien Baron, trong đó Madonna hóa thân thành một người phụ nữ đeo mặt nạ và xen kẽ với những hình ảnh từ cuốn sách Sex của cô, với sự tham gia của nhiều nhân vật nổi tiếng như Naomi Campbell và Big Daddy Kane. Nó đã gây nên làn sóng tranh cãi lớn ngay sau khi ra mắt, và chỉ được phát sóng ba lần trên MTV, tất cả đều sau khoảng thời gian 10 giờ tối, trước khi bị cấm chiếu hoàn toàn. Madonna đã trình diễn "Erotica" ở ba chuyến lưu diễn thế giới trong sự nghiệp của cô, bao gồm The Girlie Show World Tour (1993), Confessions Tour (2006) và gần nhất là tại The MDNA Tour (2012). Bài hát cũng đã được hát lại bởi một số nghệ sĩ.













  1. ^ Trust, Gary (7 tháng 3 năm 2014). “Ask Billboard: Shakira's Biggest Hot 100 Hits”. Billboard. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2015. 

  2. ^ Erotica (US Cassette Single liner notes). Madonna. Maverick Records. 1992. 9-18782-2. 

  3. ^ Erotica (European Cassette Single liner notes). Madonna. Maverick Records. 1992. 9-18681-7. 

  4. ^ Erotica (US Maxi-Single liner notes). Madonna. Maverick Records. 1992. 9-40585-2. 

  5. ^ Erotica (UK Vinyl). Madonna. Maverick Records. 1992. 9-404835-2. 

  6. ^ Erotica (US Cassette Maxi-Single liner notes). Madonna. Maverick Records. 1992. 9-40585-4. 

  7. ^ Erotica (European Maxi-Single liner notes). Madonna. Maverick Records. 1992. 9362-40657-2. 

  8. ^ Erotica (Japan CD Single liner notes). Madonna. Maverick Records. 1992. 10019-6098. 

  9. ^ Sex - Erotic (Erotic liner notes). Madonna. Maverick Records. 1992. PRO-CD-5648. 

  10. ^ "Australian-charts.com - Madonna - Erotica". ARIA Top 50 Singles. Hung Medien. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  11. ^ "Madonna - Erotica Austriancharts.at" (bằng tiếng Đức). Ö3 Austria Top 40. Hung Medien. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  12. ^ "Ultratop.be - Madonna - Erotica" (bằng tiếng Hà Lan). Ultratop & Hung Medien / hitparade.ch. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  13. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  14. ^ a ă “Top 10 Sales in Europe” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  15. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  16. ^ Nyman, Jake (2005). Suomi soi 4: Suuri suomalainen listakirja (bằng tiếng Finnish) (ấn bản 1). Helsinki: Tammi. ISBN 951-31-2503-3. 

  17. ^ "Lescharts.com - Madonna - Erotica" (bằng tiếng Pháp). Les classement single. Hung Medien. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  18. ^ “Madonna - Erotica” (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  19. ^ “Top 10 Sales in Europe” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  20. ^ “Madonna: Discografia Italiana” (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. 1984–1999. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2010. 

  21. ^ "The Irish Charts – Search Results – Erotica". Irish Singles Chart. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  22. ^ "Nederlandse Top 40 - week 46, 1992" (bằng tiếng Hà Lan). Dutch Top 40 Stichting Nederlandse Top 40. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  23. ^ "Dutchcharts.nl - Madonna - Erotica" (bằng tiếng Hà Lan). Mega Single Top 100. Hung Medien / hitparade.ch. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  24. ^ "Charts.org.nz - Madonna - Erotica". Top 40 Singles. Hung Medien. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  25. ^ "Norwegiancharts.com - Madonna - Erotica". VG-lista. Hung Medien. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  26. ^ Salaverri, Fernando (tháng 9 năm 2005). Sólo éxitos: año a año, 1959–2002 (ấn bản 1). Spain: Fundación Autor-SGAE. ISBN 84-8048-639-2. 

  27. ^ "Swedishcharts.com - Madonna - Erotica". Singles Top 60. Hung Medien. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  28. ^ "Madonna - Erotica swisscharts.com". Swiss Singles Chart. Hung Medien. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  29. ^ "Madonna: Artist Chart History" UK Singles Chart. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  30. ^ "Madonna - Chart history" Billboard Hot 100 của Madonna. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  31. ^ "Madonna - Chart history" Billboard Dance Club Songs của Madonna. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  32. ^ "Madonna - Chart history" Billboard Pop Songs của Madonna. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  33. ^ "Madonna - Chart history" Billboard Rhythmic Songs của Madonna. Truy cập 8 tháng 11 năm 2016.

  34. ^ Ryan, Gavin (2011). Australia's Music Charts 1988-2010. Mt. Martha, VIC, Australia: Moonlight Publishing. 

  35. ^ “Jaaroverzichten 1992” (bằng tiếng Dutch). Ultratop. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2016. 

  36. ^ “Eurochart Hot 100 Singles 1992” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  37. ^ “Top Annuali Single: 1992” (bằng tiếng Ý). Federation of the Italian Music Industry. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  38. ^ “Tokyo Hot 100” (bằng tiếng Japanease). j-wave. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2017. 

  39. ^ “Jaarlijsten 1992” (bằng tiếng Dutch). Stichting Nederlandse Top 40. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  40. ^ “Topp 20 Single Høst 1992” (bằng tiếng Na Uy). VG-lista. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2017. 

  41. ^ “Year End Charts: Top Singles”. Music Week: 8. 16 tháng 1 năm 1993. 

  42. ^ Ryan 2011, tr. 174

  43. ^ “American single certifications – Madonna – Erotica” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2015.  Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Single rồi nhấn Search





Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu