Skip to main content

Chọn giống vật nuôi – Wikipedia tiếng Việt

Chọn giống trong ngành chăn nuôi, là việc phát hiện và giữ lại những cá thể mang đặc tính tốt đáp ứng các yêu cầu đề ra và loại thải các cá thể xấu không đạt yêu cầu, nhằm hoàn thiện giống vật nuôi và nâng cao năng suất vật nuôi. Chọn lọc là một trong ba khâu rất quan trọng trong công tác giống vật nuôi (chọn lọc-chọn phối-nhân giống). Đó là khâu đầu tiên và có vai trò quyết định của công tác giống. Muốn có những cá thể để ghép đôi rồi từ đó nhân lên thì trước hết phải chọn lọc từ các cá thể tốt từ quần thể. Trên cơ sở chọn lọc tốt kết hợp với nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì con vật sẽ phát huy được giá trị của phẩm giống.



  • Chọn lọc tự nhiên: Chọn lọc tự nhiên (natural selection) là quá trình đào thải chọn lọc trong điều kiện tự nhiên, tồn tại lại những cá thể có tính năng, tính trạng thích hợp. Tất cả các con vật đều bắt nguồn từ thú hoang và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chọn lọc tự nhiên. Đó là mối tương quan giữa cơ thể và ngoại cảnh. Cá thể nào thích nghi được thì tồn tại và phát triển, cá thể nào không thích nghi được thì bị tiêu diệt.

  • Chọn lọc nhân tạo: Chọn lọc nhân tạo (Artificial selection) là quá trình chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành, nhằm chọn ra những cá thể có tính năng tính trạng mong muốn.

  • Chọn lọc cá thể: Chọn lọc cá thể (Individual selection) là quá trình chọn lọc từng con (cá thể) một, căn cứ vào những chỉ tiêu nhất định để chuẩn bị ghép đôi. Để chọn lọc cá thể cần tiến hành đánh giá qua tổ tiên, bản thân và qua đời con.

  • Chọn lọc theo nhóm: Chọn lọc theo nhóm là quá trình chọn lọc và sử dụng theo nhóm dựa trên những chỉ tiêu nhất định tính chung cho toàn nhóm.

  • Chọn lọc kiểu hình: Chọn lọc kiểu hình (phenotypic selection) là chọn các cá thể dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sức sản xuất, sức sinh sản của chúng.

  • Chọn lọc khác: Chọn lọc vô ý thức (ngẫu nhiên), chọn lọc có ý thức.


  • Giáo trình chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 2000. TS Trần Văn Tường.






Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu