Skip to main content

Biển Wadden – Wikipedia tiếng Việt

Biển Wadden (tiếng Hà Lan: Waddenzee, tiếng Đức: Wattenmeer, tiếng Hạ Saxon:Wattensee, tiếng Đan Mạch: Vadehavet, tiếng Tây Frisia: Waadsee) là một đới gian triều (vùng đất bị ngập nước biển khi triều lên) ở phần đông nam của biển Bắc. Khu vực này nằm giữa vùng duyên hải của phía tây bắc châu Âu lục địa và chuỗi các đảo trong quần đảo Frisia, tạo thành một vùng nước nông với các bãi lầy thoai thoải và các vùng đất lầy lội. Đây là nơi có đa dạng sinh học cao. Năm 2009, các phần của biển Wadden thuộc Đức và Hà Lan đã được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản thế giới vào năm 2009 và được mở rộng thêm phần thuộc Đan Mạch vào năm 2014.





Biển Wadden kéo dài từ Den Helder ở Hà Lan tại phía tây nam, vượt qua các cửa sông lớn tại Đức tới ranh giới phía bắc tại Skallingen, ở phía bắc Esbjerg của Đan Mạch với chiều dài đường bờ biển khoảng 500 km và tổng diện tích khoảng 10.000 km².

Các đảo trong biển Wadden được gọi là quần đảo biển Wadden hay quần đảo Frisia, đặt tên theo người Frisia. Tuy nhiên, trên đảo xa nhất về phía tây của Hà Lan, Texel, thì tiếng Frisia lại không được sử dụng đã nhiều thế kỷ. Quần đảo biển Wadden thuộc Đan Mạch thì chưa bao giờ có người Frisia định cư. Quần đảo Heligoland của Đức nằm ở viền ngoài, mặc dù về mặt dân tộc thì thuộc nhóm đảo Frisia, nhưng lại không nằm trong biển Wadden.



Từ wad trong tiếng Hà Lan có nghĩa là "vùng đất lầy thoai thoải" (tiếng Hạ Saxon và tiếng Đức: Watt, tiếng Đan Mạch: Vade). Khu vực này có đặc trưng là các bãi đất lầy và thoải trải rộng, các rãnh thủy triều sâu hơn (các con lạch) và các đảo nằm trong phạm vi của nó, một khu vực thường xuyên có sự tranh chấp giữa đất liền và biển cả. Cảnh quan được hình thành phần lớn bởi các trận sóng cồn lớn trong thế kỷ 10-14, tràn qua và mang đi các vùng đất than bùn trước kia phía sau các cồn cát duyên hải. Các đảo hiện tại là phần còn lại của các cồn cát duyên hải trước kia.



Các đảo có đặc trưng là các cồn cát và các bãi biển nhiều cát, rộng, hướng về phía biển Bắc và vùng duyên hải thấp, chịu ảnh hưởng của thủy triều hướng về phía biển Wadden. Ảnh hưởng của sóng biển và các dòng hải lưu, mang theo chúng các trầm tích, làm thay đổi chậm chạp diện mạo của các đảo. Chẳng hạn, các đảo Vlieland và Ameland đã di chuyển về phía đông trong nhiều thế kỷ, do bị mất đất ở một bên và được bồi lấp ở bên kia.

Biển Wadden nổi tiếng vì có sự phong phú đa dạng trong quần động vật và thực vật. Hiện nay, một phần lớn của biển Wadden được bảo hộ với sự hợp tác của cả ba quốc gia; cụ thể xem thêm Các vườn quốc gia biển Wadden để có chi tiết về các khu vực bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ Đức.



Chính quyền Hà Lan, Đan Mạch và Đức đã hợp tác cùng nhau kể từ năm 1978 về vấn đề bảo vệ và bảo tồn biển Wadden. Sự hợp tác diễn ra trong quản lý, giám sát và nghiên cứu, cũng như các vấn đề chính trị. Ngoài ra, năm 1982, tuyên bố chung về bảo hộ biển Wadden đã được thỏa thuận để phối hợp các hoạt động và các biện pháp bảo vệ biển Wadden. Năm 1997, kế hoạch biển Wadden ba bên đã được phê chuẩn.

Biển Wadden được coi là vùng đất lầy Ramsar có tầm quan trọng quốc tế từ ngày 14 tháng 5 năm 1987. Tháng 6 năm 2009, UNESCO bổ sung nó vào danh sách di sản thế giới. Di sản này hiện nay bao gồm các khu bảo tồn thuộc 3 quốc gia Đức, Hà Lan và Đan Mạch gồm: Vườn quốc gia biển Wadden Hạ Saxon và Vườn quốc gia biển Wadden Schleswig-Holstein (Đức); Vườn quốc gia Biển Wadden (Đan Mạch) và Khu bảo tồn Biển Wadden (Hà Lan).





Nhiều đảo trong vùng này là các khu vực có các nhà nghỉ ven biển nổi tiếng từ thế kỷ 19.

Đi bộ trên bãi lầy (tiếng Hà Lan: Wadlopen), thực tế là đi bộ trên các bãi cát thoai thoải khi triều xuống, đã trở thành phổ biến tại khu vực biển Wadden.

Đây cũng là nơi thích hợp cho việc đi thuyền tiêu khiển.







Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n