Skip to main content

Trường Trung học cơ sở Võ Trường Toản (Thành phố Hồ Chí Minh) – Wikipedia tiếng Việt

Trường Trung học Võ Trường Toản là một trường trung học công lập tại Thành phố Sài Gòn trước năm 1975 (nay đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh). Tên trường được đặt theo danh sĩ Võ Trường Toản, trường sở đặt tại số 11 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.





Trường được thành lập năm 1955 tại Sài Gòn, là một cơ sở giáo dục trung học công lập dành riêng cho nam sinh, trên cơ sở vật chất của Trường Sư phạm Nam Việt (cũ). Nhằm thực hiện triết lý giáo dục Nhân bản - Dân tộc - Khai phóng, trường đề ra tôn chỉ đào tạo học sinh là: Học vấn - Đạo đức - Kỷ luật.[cần dẫn nguồn]

Niên khóa đầu tiên (1955-1956), trường chỉ có 3 lớp Đệ Thất, đến năm 1960 trường mở đến lớp Đệ Nhất. Năm 1961 Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa công nhận chính thức trường là trường trung học đệ nhị cấp. Niên khóa 1967-1968, trường đã phát triển lên 40 lớp từ Đệ Thất đến Đệ Nhất. Từ niên khoá 1970-1971, tên gọi thay đổi thành lớp 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 (tương tự các bậc lấp cấp 2 và cấp 3 như ngày nay). Từ niên khóa 1971-1972, trường mở thêm hệ bán công (thu học phí) học vào buổi tối, hệ này thu nhận cả nữ sinh.

Đến niên khóa 1974-1975, sĩ số hệ công lập của trường vào khoảng 2.500 học sinh.



Cơ sở vật chất của trường tương đối khang trang gồm: 21 phòng học; phòng thí nghiệm; thư viện; các phòng làm việc của Ban Giám đốc, giáo sư và nhân viên trường; phòng sinh hoạt học đường, sinh tiếp vụ, phòng hớt tóc, sân quần vợt, sân thể thao đa dụng (bóng chuyền, bóng rổ, vũ cầu, võ thuật); nhà thi đấu bóng bàn, câu lạc bộ. Tượng Hiệu tổ Võ Trường Toản do điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tạc, được đặt trang trọng giữa một hoa viên xinh xắn sát cổng trường.


Tổ chức quản lý và giảng dạy[sửa | sửa mã nguồn]


Giai đoạn 1955-1975[sửa | sửa mã nguồn]


    • Ban Giám đốc trường gồm: Hiệu trưởng (điều hành chung toàn bộ hoạt động trường), Giám học (phụ trách công tác học tập của học sinh), Tổng Giám thị (phụ trách trật tự, kỷ luật của học sinh), Phụ tá Giám học và Phụ tá Tổng Giám thị. Từ 1955-1975 Hiệu trưởng của trường lần lượt là các ông:[1]
      • Đinh Căng Nguyên (1955-1958);

      • Nguyễn Văn Trương (1958-1959);

      • Lê Chí Thiệp (1959-1961);

      • Đinh Căng Nguyên (1961-1964);

      • Nguyễn Ngọc Văn (1964-1968);

      • Đỗ Hữu Nghĩa (1968-30/04/1975).

Cao Đức Khoa


    • Ban Giảng huấn gồm khoảng 70 giáo sư dạy tất cả môn học theo quy định của Bộ Quốc gia Giáo dục (Triết học, Việt văn, Anh văn, Pháp văn, Đức văn, Toán, Lý Hoá, Vạn vật. Sử Địa, Công dân, Âm nhạc, Hội họa, Thể dục).

    • Mỗi cấp học có 1 Giám thị theo dõi chung tình hình học tập, trật tự, kỷ luật của học sinh.

  • Từ năm 1974, ngày 10/01 hàng năm được chọn là Ngày Truyền thống của trường. Trong ngày này Ban Giám đốc, các giáo sư, học sinh tổ chức lễ dâng hương tại tượng Hiệu tổ; tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể thao giữa các lớp cũng như giao lưu với các trường bạn; tổ chức triển lãm bích báo (báo tường), các công trình và thiết bị khoa học, kỹ thuật do học sinh tự thiết kế, các gian hàng giới thiệu kỹ năng thủ công, gia chánh của học sinh; tổ chức họp mặt cựu giáo sư và cựu học sinh.

  • Sau khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tiếp quản Sài Gòn vào ngày 30/04/1975, trường được sắp xếp lại: Gộp chung hệ công lập và bán công, không còn lớp tối; nam sinh và nữ sinh học chung. Từ năm học 1977-1978 trở đi, trường chuyển thành trường phổ thông cơ sở (chỉ từ lớp 6-9).

Giai đoạn sau 1975[sửa | sửa mã nguồn]



Tuyển sinh[sửa | sửa mã nguồn]


  • Trừ niên khoá đầu tiên 1955-1956 mới thành lập, trường nhận học sinh có điểm đậu kế tiếp của Trường Trung học Petrus Ký; từ niên khoá 1956-1957 trở đi, hàng năm vào tháng 7 trường tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ Thất (từ 1970 gọi là lớp 6). Học sinh phải thi 3 môn: Luận văn, Toán và Thường thức (gồm kiến thức tổng hợp về Việt sử, Địa lý, Đức dục và Khoa học). Số tuyển vào lớp Đệ Thất tăng dần từ khoảng 150 lúc đầu đến niên khoá 1964-1965 tăng lên khoảng 330 (tương đương 6 lớp).

  • Ngoài tuyển sinh vào lớp Đệ Thất, đối với các cấp lớp khác nếu có nhu cầu, hàng năm trường cũng tổ chức thi tuyển bổ sung.

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]


  • Một niên khoá khai giảng vào đầu tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 5 năm sau. Lớp học thường có khoảng 60 học sinh. Học sinh trong lớp tự bầu ra Ban Đại diện lớp gồm: Trưởng lớp, Phó Trưởng lóp và 4 Trưởng ban (Học tập-Xã hội, Trật tự, Văn nghệ-Báo chí, Thể thao) để điều hành chung hoạt động lớp. Hiệu trưởng trường phân công 1 giáo sư trong số các giáo sư giảng dạy, làm giáo sư hướng dẫn lớp. Nhiệm vụ của giáo sư hướng dẫn là theo dõi chung tình hình học tập, chấp hành nội quy, sinh hoạt lớp; nắm bắt các khó khăn phát sinh, tư vấn hoặc có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp lớp xử lý khó khăn; duy trì quan hệ thông tin thường xuyên với phụ huynh học sinh.

  • Đầu niên khóa các thành viên trong Ban Đại diện lớp bầu ra Ban Đại diện học sinh trường gồm:
    • Tổng thư ký;

    • 3 Phó Tổng thư ký (phụ trách lớp sáng, lớp chiều, lớp tối);

    • Trưởng khối và tứ 1-3 Phó Trưởng khối của các khối: Học tập, Xã hội, Trật tự, Khánh tiết, Văn nghệ, Báo chí, Thể thao.

Dưới đây là Danh sách Tổng thư ký Ban Đại diện học sinh các niên khoá:


  • Niên khoá 1967-1968: Nguyễn Kim Hùng (12A1);

  • Niên khoá 1968-1969: Nguyễn Ngọc Thọ (12B3);

  • Niên khoá 1969-1970: Trần Triệu Quân (12B3);

  • Niên khoá 1970-1971: Hoàng Thọ Vượng (12B1);

  • Niên khoá 1971-1972: Trần Văn Thanh (12B3);

  • Niên khoá 1972-1973: Nguyễn Quang Hiếu (12B1);

  • Niên khoá 1973-1974: Đỗ Hoàng Niệm (12B2);

  • Niên khoá 1974-1975: Nguyễn Trường Thanh (12A1).

Đồng phục, Bảng tên, Phù hiệu[sửa | sửa mã nguồn]


  • Học sinh Võ Trường Toản phải mặc đồng phục:
    • Nam sinh: Áo sơ mi trắng, quần dài màu xanh dương;

    • Nữ sinh (lớp tối): Áo dài trắng, váy xanh đen.

  • Từ niên khoá 1972-197 trở về trước học sinh Võ Trường Toản phải mang Bảng tên. Bảng tên mỗi cấp lớp khi vào học lớp Đệ Thất có màu khác nhau và không thay đổi trong suốt 7 năm học tại trường. Thí dụ trong niên khoá 1968-1969, màu bảng tên của các cấp lớp như sau:
    • Đệ Thất: Màu vàng (màu này chính là màu bảng tên của cấp lớp Đệ Nhất niên khoá 1967-1968 vừa ra trường);

    • Đệ Lục: Màu trắng;

    • Đệ Ngũ: Màu đỏ;

    • Đệ Tứ: Màu hồng;

    • Đệ Tam: Màu xanh dương;

    • Đệ Nhị: Màu đen;

    • Đệ Nhất: Màu xanh lá cây.

  • Từ niên khoá 1973-1974 trở đi thực hiện quy định chung của Bộ Quốc gia Giáo dục, học sinh trường không đeo bảng tên nữa, thay bằng Phù hiệu may vào túi áo. Phù hiệu có thêu huy hiệu trường Võ Trường Toản Chim câu trắng tung cánh trên nền xanh da trời mang ý nghĩa Học sinh Võ Trường Toản ra sức học tập, rèn luyện đạo đức sẵn sàng phụng sự Tổ quốc.

Học tập[sửa | sửa mã nguồn]


  • Bậc Đệ nhất cấp (lớp 6-9) học sinh học các môn: Việt văn, Toán, Lý Hoá, Sinh ngữ, Vạn vật, Sử Địa, Công dân, Thể dục; học sinh từ lớp 6-8 học thêm 2 môn: Âm nhạc và Hội họa. Về Sinh ngữ ngay từ lúc học lớp 6, học sinh được chọn giữa Anh văn hoặc Pháp văn. Khuynh hướng chọn Anh văn ngày càng tăng; những năm đầu mới thành lập số lớp Anh văn và Pháp văn ngang nhau, nhưng đến niên khoá 1973-1974 có đến 5 lớp 6 học Anh văn, Pháp văn chỉ còn 1 lớp.

  • Bậc Đệ nhị cấp (lớp 10-12) học sinh phải chọn ban. Tại trường Trung học Võ Trường Toản chỉ tổ chức lớp ban A (Khoa học thực nghiệm) và ban B (Khoa học Toán); nếu chọn ban C (Văn chương) học sinh phải chuyển sang trường khác (Petrus Ký, Chu Văn An, Nguyễn Trãi) để học. Ngoài những môn đã học tại lớp 9, học sinh từ lớp 10 học thêm Sinh ngữ II (phụ), chọn giữa Pháp văn, Anh văn hoặc Đức văn. Đối với lớp 12 từ niên khoá 1973-1974 trở về trước không học môn Việt văn mà thay bằng môn Triết học. Từ niên khoá 1974-1975 bổ sung môn Việt văn vào chương trình học của lớp 12. Học sinh ban A và ban B đều học các môn học giống nhau, chỉ khác số giờ/tuần, phụ thuộc theo tính chất quan trọng của môn học đối với ban. Học sinh chọn học ban B thường nhiều gấp đôi học ban A và có khuynh hướng tăng dần.

  • Học sinh học 6 ngày/tuần (thứ hai - thứ bảy). Các lớp học buổi sáng học từ 7 giờ 30 - 11 giờ 30 (giờ Sài Gòn - GMT+8), riêng các lớp 12 học đến 12 giờ 30 (5 giờ/ngày). Lớp chiều học từ 14 giờ - 18 giờ; lớp tối học từ 18 giờ 30 - 22 giờ. Môn Thể dục học 1 giờ/tuần tại Sân vận động Hoa Lư.

  • Mỗi niên khoá chia ra 2 lục cá nguyệt (học kỳ), cuối mỗi lục cá nguyệt trường tổ chức cho học sinh thi. Kỳ thi Đệ nhất lục cá nguyệt thường tổ chức vào đầu tháng 1, kỳ thi Đệ nhị lục cá nguyệt thường tổ chức vào đầu tháng 5. Khi thi lớp học được chia đôi, bố trí thi tại 2 phòng khác nhau, kỷ luật trong phòng thi nghiêm ngặt, giám thị coi thi không phải là giáo sư dạy học lớp. Kỳ thi kéo dài trong 1 tuần, học sinh thi tất cả môn học trong 3 buổi, sau 1 buổi thi được nghỉ 1 ngày rưỡi.

  • Kết quả cuối niên khoá của học sinh được tính trên kết quả 2 kỳ thi lục cá nguyệt và điểm mỗi tháng tính trung bình chung. Học sinh đủ điều kiện lên lớp khi: Số ngày nghỉ học không quá 10 ngày/niên khoá, điểm trung bình học tập toàn niên từ 10/20 trở lên và hạnh kiểm không bị xếp loại kém (giáo sư hướng dẫn và giám thị phụ trách lớp phối hợp đánh giá hạnh kiểm của từng học sinh).

  • Vào cuối tháng 5 trường tổ chức Lễ Tổng kết niên khoá và phát thưởng cho các học sinh đạt thành tích học tập và rèn luyện đạo đức cao. Mỗi lớp có 5 phần thưởng: 4 phần thưởng từ hạng nhất đến hạng tư trao cho 4 học sinh có kết quả học tập xếp từ hạng 1-4 trong lớp và hạnh kiểm xếp loại tốt; phần thưởng hạnh kiểm trao cho học sinh có kết quả học tập loại khá trở lên, tác phong, đạo đức tốt, gương mẫu, năng động, đóng góp nhiều cho hoạt động văn-thể-mỹ của lớp. Ngoài các phần thưởng này trường còn trao 4 phần thưởng đặc biệt:
    • Danh dự toàn trường: Trao cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất của trường (thường chọn trong học sinh lớp 12, học sinh lớp 11 nếu đặc biệt xuất sắc cũng có thể được chọn).

    • Danh dự đệ nhị cấp: Trao cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc trong học sinh lớp 12, kế sau học sinh dành phần thưởng Danh dự toàn trường.

    • Danh dự đệ nhất cấp: Trao cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất trong học sinh lớp 9.

    • Đạo đức học đường: Trao cho học sinh có kết quả học tập loại giỏi, tác phong, đạo đức tốt, gương mẫu, năng động, đóng góp xuất sắc cho hoạt động văn-thể-mỹ toàn trường (thường chọn trong học sinh lớp 12).

Thi cử[sửa | sửa mã nguồn]


  • Trước đây sau khi học xong lớp Đệ Tứ, học sinh phải thi Trung học Đệ nhất cấp, kỳ thi này do Bộ Quốc gia Giáo dục tổ chức. Đậu kỳ thi này học sinh mới lên học lớp Đệ Tam. Từ niên khoá 1966-1967 bỏ thi Trung học Đệ nhất cấp, học sinh hoc tiếp lên hết lớp Đệ Nhị mới thi Tú tài I. Đậu Tú tài I mới học lên lớp Đệ Nhất, sau đó thi Tú tài II kết thúc quá trình 7 năm học trung học. Trong 2 kỳ thi căng thẳng và khó này, học sinh phải thi tất cả môn học (ngoại trừ Thể dục) trong 3 ngày liên tục, không có bỏ bớt hoặc giới hạn nội dung thi. Từ niên khoá 1972-1973 bỏ kỳ thi Tú tài I và từ niên khoá 1973-1974 kỳ thi Tú tài II (sau khi học xong lớp 12) đổi tên gọi thành thi Tú tài.

  • Tỷ lệ học sinh Võ Trường Toản đậu Tú tài I và II hàng năm thường trên 90% (nhìn chung tỷ lệ thi đỗ của học sinh ban B cao hơn ban A). Tỷ lệ đậu này rất cao, nếu so với tỷ lệ thi đỗ bình quân chung toàn Việt Nam Cộng hoà (dưới 40%). Nhiều học sinh trường đậu hạng cao: Ưu và Bình.

Thành tích khác[sửa | sửa mã nguồn]


Ngoài kết quả thi đậu các kỳ thi Tú tài khả quan, liên quan đến học tập học sinh Võ Trường Toản còn giành được nhiều giải thưởng danh dự như:


  • Trong 3 năm liên tiếp 1970-1971-1972, 3 học sinh Võ Trường Toản giành giải nhất (duy nhất 1 người được giải) cuộc thi Hùng biện Anh ngữ dành cho học sinh trung học toàn Việt Nam Cộng hoà, do Hội Việt - Mỹ tổ chức hàng năm.
    • 1. Nguyễn Thái Đức

    • 2. Võ Tá Chước (sau này tốt nghiệp Cao Học Quản trị, tại Viện Công nghệ Massachusetts - M.S in Management, Sloan School, M.I.T).

    • 3. Trần Đình Hưng (sau này tốt nghiệp Cao Học Kỹ Sư Hóa Học tại Viện Công nghệ Massachusetts - M.S in Chemical Engineering, M.I.T)

  • Cuối niên khoá 1973-1974 học sinh Võ Trường Toản giành được phần thưởng Danh dự đặc biệt của Tổng thống trao tặng cho học sinh trung học có thành tích học tập xuất sắc nhất toàn Việt Nam Cộng hoà.

Ngoài học tập, học sinh Võ Trường Toản rất tích cực tham gia các hoạt động văn - thể - mỹ:


Báo chí[sửa | sửa mã nguồn]


  • Tổ chức thi làm bích báo giữa các lớp, phân theo Đệ nhất cấp và Đệ nhị cấp, phát giải và triển lãm vào Ngày Truyền thống trường hàng năm;

  • Hàng năm ra Giai phẩm Xuân vào thời gian trước Tết Âm lịch. Trước năm 1973 Giai phẩm Xuân của trường mang tên Đôi Mươi[2], từ năm 1973 lấy tên Sùng Đức vừa là hiệu của Hiệu tổ Võ Trường Toản, vừa nói lên tinh thần tôn sư trọng đạo, phương châm tiên học lễ, hậu học văn của học sinh Võ Trường Toản.

  • Từ niên khoá 1971-1972, hàng tháng trường phát hành Nguyệt san Võ Trường Toản, bài vở do các giáo sư và học sinh trường đóng góp. Tính đến 30/04/1975 Trường Trung học Võ Trường Toản là trường duy nhất toàn Việt Nam Cộng hoà ra nguyệt san hàng tháng.

Văn nghệ[sửa | sửa mã nguồn]


Hàng năm trường đều tổ chức hội thi văn nghệ giữa các cấp lớp. Từ cuộc thi này trường chọn ra các học sinh có khả năng nhất, xây dựng thành đội văn nghệ học sinh của trường. Đội văn nghệ này hàng năm đều tham gia Liên hoan văn nghệ các trường trung học khu vực Sài Gòn - Gia Định và đoạt nhiều giải về ca và kịch, vốn là thế mạnh truyền thống của văn nghệ trường.

Và trong những năm gần đây (2015 - nay), thầy Ngô Đình Thuận là giáo viên và là người tập văn nghệ chủ chốt của trường.


Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]


Học sinh trường rất tích cực hưởng ứng đóng góp vào các đợt lạc quyên giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt; thăm hỏi, tặng quà cho người già yếu, tàn tật, cô nhi; đóng góp công sức xây dựng nhà cửa cho đồng bào bị hoả hoạn.


Thể thao, Võ thuật[sửa | sửa mã nguồn]


  • Thế mạnh truyền thống thể thao của học sinh Võ Trường Toản là bóng đá (bóng đá) và bóng rổ. Đội tuyển bóng đá học sinh của trường thường đoạt vô địch trong các Giải bóng đá học sinh trung học khu vực Sài Gòn - Gia Định; năm 1973 đã vinh dự được đại diên cho Việt Nam Cộng hoà tham dự Giải bóng đá học sinh các nước Đông Nam Á. Trường còn đại diện Việt Nam sang Nhật thi đấu bóng đá.Một số cầu thủ của trường được chọn vào Đội tuyển bóng đá thiếu niên của Việt Nam Cộng hoà. Đội tuyển bóng rổ của trường liên tục giành chức vô địch bóng rổ học sinh khu vực Sài Gòn - Gia Định. Còn các bộ môn điền kinh, bơi lội, bóng bàn, bóng chuyền, học sinh Võ Trường Toản cũng giành thứ hạng cao trong các cuộc thi liên trường.

  • Trường khuyến khích học sinh tập võ thuật để rèn luyện ý chí và sức khoẻ. Trường thành lập riêng võ đường thái cực đạo (taekwondo) do chính các cựu học sinh và học sinh đương thời của trường giảng dạy; võ sinh cũng giành nhiều thành tích trong các cuộc tranh tài tại thành phố. Võ đường này là võ đường duy nhất trong trường học tại Việt Nam Cộng hoà.

Ngoài Việt Nam, cựu học sinh Võ Trường Toản còn cư trú tại nhiều nước khác trên thế giới:


  • Trong nước: Các cựu học sinh lập Ban liên lạc cựu học sinh Võ Trường Toản, Nhiệm vụ của Ban liên lạc là: Đầu mối thông tin, liên lạc giữa các học sinh; lập quỹ tương trợ nhằm trợ giúp các cựu giáo sư, cựu học sinh gặp khó khăn, cấp học bổng cho các học sinh Trường Phổ thông cơ sở Võ Trường Toản nghèo, hiếu học; tổ chức các buổi sinh hoạt cho cựu học sinh hướng về trường cũ. Hàng năm Ban liên lạc đều tổ chức buổi họp mặt tất niên cựu học sinh tại trường và đi viếng phần mộ của Hiệu tổ Võ Trường Toản tại Bến Tre vào ngày giỗ của cụ[3].

  • Ngoài nước: Cựu học sinh thành lập Hội Ái hữu cựu học sinh Võ Trường Toản (HAHCHSVTT) tại nhiều vùng trên thế giới như: HAHCHSVTT Bắc Cali, HAHCHSVTT Nam Cali, HAHCHSVTT vùng Hoa Thịnh Đốn...Các hộp ái hữu đều có mục đích: Tập hợp các cựu học sinh nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau khi khó khăn, trợ giúp các cựu giáo sư, cựu học sinh gặp khó khăn tại quê nhà; tổ chức các buổi sinh hoạt cho cựu học sinh hướng về trường cũ, gìn giữ truyền thống tốt đẹp của học sinh Võ Trường Toản. Nổi bật nhất là việc tổ chức thường kỳ Đại hội Cựu học sinh Võ Trường Toản toàn thế giới dưới tên gọi chính thức là Đại hội Trùng phùng thế giới. Đến nay đã tổ chức 6 kỳ đại hội:
    • Đại hội Trùng phùng thế giới lần I, tổ chức tháng 7/2001 tại Orange County, Cali, USA;

    • Đại hội Trùng phùng thế giới lần II, tổ chức tháng 7/2004 tại Houston, Texas, USA;

    • Đại hội Trùng phùng thế giới lần III, tổ chức tháng 7/2006 tại Washington DC, USA;

    • Đại hội Trùng phùng thế giới lần IV, tổ chức tháng 7/2008 tại San Jose, Cali, USA;

    • Đại hội Trùng phùng thế giới lần V, tổ chức tháng 7/2010 tại San Diego, Cali, USA;

    • Đại hội Trùng phùng thế giới lần VI, tổ chức tháng 7/2012 tại Orange County, Cali, USA.

    • Đại hội Trùng phùng thế giới lần VII, sẽ được tổ chức tháng 6/2014 tại San Jose, Cali, USA.

Riêng kỳ Đại hội VI quy tụ gần 500 cựu giáo sư, cựu học sinh Võ Trường Toản và thân hữu từ nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) tham dự[4][5]. Dự kiến Đại hội lần VII tổ chức tại Bắc Cali vào tháng 7/2014.



Các cựu học sinh Võ Trường Toản sau khi rời trường lần lượt tham gia vào đời sống xã hội với nhiều nghề nghiệp và trên các cương vị khác nhau. Nhiều người thành đạt và có những đóng góp tích cực đối với xã hội; dưới đây là một số cựu học sinh tiêu biểu:


  • Kinh doanh:

  • Khoa học:
    • Nguyễn Công Dinh (VTT 1966-1973) - PhD, Khoa học gia

    • Nguyễn Tiến Trung (VTT 1967-1974) - PhD, M.I.T, Khoa-Học Gia.

  • Giáo dục:
    • Nguyễn Đông Thái (VTT 1967-1974) - PhD, University of Illinois, Giáo sư Duke University, USA

  • Văn học:
    • Nguyễn Đức Thông (VTT 1961-1968) - Văn sĩ (bút danh Nguyễn Đông Thức)

    • Nhà Văn Võ Hà Anh - Văn Sĩ bút-hiệu chung Dung Saigon - Võ Hà Anh.

    • Nhà Văn Đinh Tiến Luyện

  • Nghệ thuật:
    • Bùi Thê Dũng (VTT 1966-73) là người đầu tiên được mời chấm giải concours thế giới về guitar tại Áo

    • Phùng Tuấn Vũ (VTT 1969-1976) - Nhạc sĩ trình tấu tây ban cầm (guitar) cổ điển. Giảng viên Nhạc viện TP HCM về bộ môn guitar cổ điển

  • Võ thuật:
    • Trần Triệu Quân (VTT 1963-1970) - Võ sư thái cực đạo cửu đẳng huyền đai, cố Chủ tịch Liên đoàn Thái cực đạo quốc tế (ITF - International Taekwondo Federation)

  • Quân sự:
    • Phạm Minh Tâm (VTT 1961-1968) - Người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Bộ Binh West Point US Military Academy Hoa-Kỳ năm

1974. (West Point, Class of 1974)











Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n