Skip to main content

Tăng Chủ – Wikipedia tiếng Việt

Đình Thới Sơn do Bùi Thiền Sư tạo lập, để làm nơi thờ phụng và nơi tu

Tăng Chủ, tên thật là Bùi Đình Thân, không biết năm sinh năm mất, chỉ biết ông sống nửa cuối thế kỷ 19. Tuy có tên thật, nhưng từ khi ông làm đệ tử Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An, gọi tắt là Phật Thầy), và được ban cho đạo hiệu là Bùi Thiền Sư, thì cái tên thật kia ít ai còn nhớ đến. Sau này, khi được thầy giao việc coi sóc trại ruộng tại chân núi Két, ông còn được gọi là Tăng Chủ (theo nghĩa ông sư làm chủ trại ruộng), và đây chính là cái tên còn được gọi cho đến hôm nay.

Ông là người có công phát triển giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương và là người có công khai phá sơn lâm, lập nên hai làng là Hưng Thới và Xuân Sơn mà sau này hợp thành xã Thới Sơn, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.





Tăng Chủ không có vợ con. Về sau ông xin một đứa trẻ, con của người em, về làm con nuôi, đó là ông Đình Tây[1].
GS. Nguyễn Văn Hầu mô tả:Tướng mạo ông cao lớn, miệng rộng, tay dài, tiếng nói sang sảng mà tâm tính bao giờ cũng thuần hậu.

Và khi Phật Thầy dựng lên cái trại ruộng ở Hưng Thới, thì người ta đã thấy ông Tăng Chủ có mặt bên thầy đầu tiên. Kể từ đó, ông là người thay thầy truyền đạo, phát phù trị bịnh, chiêu nạp dân cư và cùng với hai ông là Đình Tây và Phạm Văn Lăng tổ chức việc "phá lâm, lập làng".

Năm 1859, sau khi Phật Thầy mất ba năm, nhân có sự bất đồng ý kiến với ông Lăng, ông bèn trở lại làng Xuân Sơn lập một ngôi Tam Bảo (nay là đình Thới Sơn)[2] rồi cùng với người con nuôi là Đình Tây về nơi đó hành đạo.

Tăng Chủ mất tại đình Thới Sơn vào ngày 27 tháng 10 năm Mùi, thọ được trên 80 tuổi. Hiện nay mộ ông (mộ không đắp nấm) nằm cách đình khoảng trăm mét. Trên bia có ghi mấy dòng chữ:


Đại Nam quốc, An Giang tỉnh, Tịnh Biên phủ, Qui Đức tổng, Thới Sơn thôn.

Nguyên Tăng chủ Bùi Thiền Sư, hưởng thượng thọ.

Mùi niên, thập nguyệt, nhị thập thất nhật chi chung.


Nhiều người dân nơi ở xã Thới Sơn cho biết, lúc bấy giờ quanh núi Két hãy còn rừng rậm nên thú dữ rất nhiều.

Tương truyền, theo hai nguồn tham khảo ghi bên dưới, thì một hôm ông Tăng Chủ đi thăm ruộng về, trong khi trời nhá nhem tối, ông trông thấy một con hổ lớn nằm bên vệ đường. Thấy ông, hổ đứng dậy há miệng rồi tỏ vẻ đau đớn lắm. Ông Tăng Chủ bèn hỏi: Chắc ngươi mắc xương phải không?
Hổ gật đầu và đập đuôi. Liền khi ấy, ông Tăng Chủ co tay đấm mạnh vào cổ con thú, lập tức hổ khạc lên mấy tiếng rồi trong miệng văng ra một cục xương lớn.
Hôm sau, ông Tăng Chủ thấy xác một con heo rừng nằm bên tự viện, do hổ đem đến để đền ơn cứu chữa. Hiện nay, bên đình Thới Sơn vẫn còn một cái miễu nhỏ thờ "ông hổ" ấy.




  1. ^ GS. Trịnh Vân Thanh và Huỳnh Ngọc Trảng đều nói Tăng Chủ chỉ là anh chú bác với ông Đình Tây. Nhưng xét thấy GS. Nguyễn Văn Hầu có đi đến nơi dọ hỏi và có vốn hiểu biết về vùng Bảy Núi nhiều hơn.

  2. ^ Xem chi tiết đình Thới Sơn nơi trang Núi Két.



  • Trịnh Vân Thanh, Thành ngữ điển tích danh nhân từ điển quyển 2, Nhà xuất bản Hồn thiêng, Sài Gòn, 1966, tr. 1074.

  • Sổ tay hành hương đất phương Nam, nhiều người soạn, Huỳnh Ngọc Trảng chủ biên, Nhà xuất bản TP. HCM, 2002, tr. 116-117.

  • Tài liệu ông Tăng Chủ trong bài viết của Nguyễn Văn Hầu, tại:[1]

Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont