Skip to main content

Đới nâng đông Thái Bình Dương – Wikipedia tiếng Việt


Đới nâng đông Thái Bình Dương là một sống núi giữa đại dương, cũng là ranh giới mảng kiến tạo phát triển trên đáy của Thái Bình Dương. Nó tách biệt mảng Thái Bình Dương về phía tây với mảng Bắc Mỹ, mảng Rivera, mảng Cocos, mảng Nazca, và mảng Nam Cực. Nó kéo dài từ một điểm gần Nam Cực cho đến phía bắc của vịnh California thuộc bồn trũng của biển Salton, miền nam California.




Vỏ đại dương đang chuyển động ra xa về hai phía từ đới nâng đông Thái Bình Dương.[1] Phần mảng phía đông thì bị hút chìm dưới mảng Nam Mỹ và mảng Bắc Mỹ. Đai núi lửa chạy dọc theo dãy Andes và cung núi lửa xuyên qua trung Mỹ và México là kết quả trực tiếp của sự va chạm này. Bán đảo Baja California Peninsula được xem là một vỏ mới được hình thành từ đới nâng dưới dạng một loại vỏ chuyển tiếp (chưa được xác định rõ) nhưng cũng có thể trở thành một đới hút chìm.

Đới nâng đông Thái Bình Dương gặp đới nâng Chile tại đảo Easter và vi mảng Juan Fernandez ở phía đông nơi mà nó bị hút chìm bên dưới mảng Bắc Mỹ tại rãnh Peru - Chile chạy dọc theo bờ biển phía nam Chile. Đới nâng đông Thái Bình Dương kéo dài về phía nam (được gọi là sống núi Thái Bình Dương - Nam Cực) gắn vào sống núi nam Ấn Độ tại nối ba Macquarie nam New Zealand.

Dọc theo đới nâng đông Thái Bình Dương, các miệng phun nhiệt dịch được gọi là cột khói đen lần đầu tiên được phát hiện và đã được nghiên cứu trên phạm vi rộng. Các miệng phun nàu đang hình thành tích tụ quặng lưu huỳnh trên đáy đại dương.[2] Một số loài vật lạ nước sâu cũng đã được tìm thấy ở đây. Đới nâng đông Thái Bình Dương kéo dài về phía nam là một trong những phần tách giãn nhanh nhất của hệ thống sống núi giữa đại dương trên Trái Đất.




  1. ^ “Study site at the East Pacific Rise”. SEAS: Student Experiments At Sea. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2008. 

  2. ^ “Black Smokers”. American Museum of Natural History. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2008. 



  • Scripps Trang web của Viện Hải dương học nghiên cứu về môi trường biển đới nâng đông Thái Bình Dương

  • Đới nâng Galapagos và vi mảng

Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu