Skip to main content

Manuel Zelaya – Wikipedia tiếng Việt

José Manuel Zelaya Rosales, cũng gọi là Mel Zelaya, (sinh ngày 20 tháng 9 năm 1952) là một nhà chính trị Honduras, là Tổng tống Honduras từ năm 2006 đến năm 2009 cho đến khi bị đảo chính trong cuộc khủng hoảng chính trị Honduras năm 2009 ngày 28 tháng 6 năm 2009.

Ông đã đánh bại ứng cử viên thuộc Đảng Dân tộc Porfirio Pepe Lobo trong cuộc bầu cử ngày 27 tháng 11 năm 2005 và nhậm chức ngày 27 tháng 1 năm 2006, thay thế Ricardo Maduro và trở thành tổng thống thứ 5 là đảng viên Đảng tự do.

Zelaya có lập trường thiên tả, ủng hộ Hugo Chavez của Venezuela.[2]

Cố gắng của Zelaya trong việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị và dẫn đến ông bị quân đội lật đổ.[3]



Ngày 23 tháng 7 năm 2009, Zelaya nói rằng ông sẽ đến biên giới phía Bắc của Nicaragua và sẽ vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Honduras ngày sau đó, sau khi các cuộc thương thảo với trung gian quốc tế đã không đạt kết quả nào. Zelaya nói rằng những cuộc thương thảo có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và do Tổng thống Costa Rica Oscar Arias làm trung gian đã thất bại vì "thành phần lãnh đạo cuộc đảo chánh hoàn toàn từ khước việc để tôi trở lại cầm quyền."[4][5][6]

"Tôi sẽ trở về không võ khí, trong sự hòa hoãn, để Honduras có thể có được hòa bình và yên ổn," Zelaya nói trong cuộc họp báo vào chiều ngày 22 tháng 7 tại thủ đô Nicaragua, Managua. "Vợ và các con tôi sẽ đi cùng với tôi và quân đội Honduras phải chịu trách nhiệm về bất cứ điều gì xảy ra cho chúng tôi."

Quân đội Honduras đã ngăn chặn nỗ lực trở về lần đầu tiên của Zelaya ngày 5 tháng 7 bằng cách đậu xe trên phi đạo ở thủ đô Tegucigalpa. Chuyến bay này đã gây ra sự đụng độ giữa những người ủng hộ Zelaya và lực lượng an ninh ở phi trường, khiến ít nhất một người thiệt mạng. Tại Costa Rica, các cuộc thương thảo nhằm giải quyết tình hình ở Honduras đã đi vào bế tắc khi phía chính phủ lâm thời do ông Roberto Micheletti lãnh đạo nói sẽ bác bỏ đề nghị sau cùng của ông Arias. Arias đưa ra chương trình 11 điểm theo đó Zelaya sẽ trở lại nắm quyền trong hai ngày tới và ân xá cho những người đã tổ chức đảo chính ông.[7][8]

Arias nói kế hoạch này là nỗ lực sau cùng của ông nhằm trung gian hòa giải hai bên, Zelaya và chính phủ lâm thời nên nhờ Tổ chức Các Quốc gia châu Mỹ kiếm một người trung gian khác nếu họ không chịu ký vào thỏa thuận ông đề nghị. Arias cảnh cáo cả hai bên rằng không còn nhiều thời giờ cho một giải pháp hòa bình và kêu gọi họ hãy tạo ra một tiền lệ bằng cách trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử cận đại hủy bỏ kết quả một cuộc đảo chính qua thương thảo.[8]


Thỏa hiệp để trở lại chức vụ[sửa | sửa mã nguồn]


Zelaya và những người chống đối ông đạt thỏa thuận qua trung gian của Hoa Kỳ, theo đó Zelaya tin rằng sẽ trở lại nắm quyền trong vòng bốn tháng sau khi có một cuộc đảo chính chớp nhoáng khiến niềm tin vào các nền dân chủ trẻ trung ở châu Mỹ La Tinh bị lung lay. Thỏa thuận chia quyền đạt được vào ngày 29 tháng 10 kêu gọi Quốc hội Honduras quyết định là có đưa Zelaya vào lại chức vụ tổng thống hay không. Tuy Quốc hội bỏ phiếu ủng hộ việc lật đổ ông ngày 28 tháng 6, các nhà lãnh đạo tại Quốc hội cho không ngăn cản thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng cô lập ngoại giao của Honduras và hợp thức hóa cuộc bầu cử tổng thống dự trù diễn ra vào tháng 11 năm 2009.

"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác tại Quốc hội với thỏa thuận này," theo lời Profirio Lobo, một nhà lập pháp thuộc đảng Quốc gia và là người được coi là sẽ thắng trong cuộc bầu cử ngày 29 tháng 11 năm 2009. Tuy giới hữu trách không nói rõ là thỏa thuận này có cho phép Zelaya trở lại nắm quyền trong ba tháng còn lại của nhiệm kỳ, ông ta khẳng định rằng đây là điều sẽ xảy ra trong những ngày tới và "đem lại hòa bình cho Honduras." Thỏa thuận này được coi là một chiến thắng ngoại giao quan trọng cho Tổng thống Barack Obama. Obama gửi một đặc sứ đến Honduras vào cuối tháng 10/2009 để áp lực cả hai phía phải giải quyết cuộc khủng hoảng sau nhiều tháng trời bế tắc.






Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu