Skip to main content

Lõi trong (Trái Đất) – Wikipedia tiếng Việt



Lõi trong hay nhân trong của Trái Đất là phần trong cùng nhất của Trái Đất, như được các nghiên cứu địa chấn phát hiện, là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220 km (758 dặm Anh), chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng. Nó được cho là chứa hợp kim sắt-niken, và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời[1].





Sự tồn tại của lõi trong có thể phân biệt với lõi ngoài ở dạng lỏng được nhà địa chấn học Inge Lehmann phát hiện vào năm 1936,[2] sử dụng các ghi nhận sóng địa chấn phát sinh động đất vì chúng phản xạ một phần từ ranh giới của nó và có thể được nhận biết bằng các máy ghi địa chấn nhạy trên bề mặt Trái Đất.

Lõi ngoài được cho là ở dạng lỏng vì nó không có khả năng truyền sóng cắt đàn hồi; chỉ có sóng nén được quan sát là truyền qua nó[3]. Sự hóa rắn của lõi trong là rất khó chứng minh vì sóng cắt đàn hồi truyền qua nó là rất yếu và khó phát hiện. Dziewonski và Gilbert chứng minh sự tồn tại của giả thuyết này bằng cách sử dụng các mô hình rung động thông thường của Trái Đất là nguyên nhân gây các trận động đất lớn.[4] Các tuyên bố gần đây về các ghi nhận sóng cắt được lõi trong truyền ban đầu gây tranh cãi, nhưng gần đây đã đạt được sự chấp nhận.[5]



Dựa trên sự phổ biến của các nguyên tố hóa học trong hệ Mặt Trời, các tính chất vật lý của chúng và các ràng buộc hóa học khác liên quan tới phần còn lại của thể tích Trái Đất, lõi trong được người ta cho rằng có cấu tạo chủ yếu là hợp kim sắt-niken, với một lượng rất nhỏ các nguyên tố khác.[6] Do nó nhẹ hơn sắt nguyên chất, Francis Birch phán đoán rằng lõi ngoài chứa khoảng 10% hỗn hợp các nguyên tố nhẹ hơn, mặc dù các nguyên tố này được xem là ít phổ biến hơn trong lõi trong rắn.[7]



Nhiệt độ của lõi trong có thể được ước tính thông qua các ràng buộc thực nghiệm và lý thuyết về nhiệt độ nóng chảy của sắt không nguyên chất trong điều kiện áp suất tại ranh giới của lõi trong (khoảng 330 GPa), đưa ra kết quả khoảng 5.700 K[8]. Khoảng áp suất của lõi trong Trái Đất vào khoảng từ 330 đến 360 GPa (tương đương 3.000.000 atm)[9], và sắt chỉ có thể ở dạng rắn trong điều kiện nhiện độ cao như thế vì nhiệt độ nóng chảy của nó tăng mạnh ở những áp suất cao như thế này.[10]



J. A. Jacobs [11] là người đầu tiên đề xuất rằng lõi trong đông cứng lại và phát sinh ra từ lõi ngoài ở dạng lỏng do sự nguội dần đi ở phần bên trong Trái Đất (khoảng 100 độ C/1 tỷ năm[12]). Trước khi có sự hình thành lõi trong, toàn bộ lõi đều ở dạng nóng chảy, và tuổi của lõi trong nằm trong khoảng 2-4 tỷ năm. Do nó trẻ hơn tuổi Trái Đất (khoảng 4,5 tỷ năm), lõi trong không thể mang đặc điểm nguyên thủy thừa hưởng từ sự hình thành hệ Mặt Trời.



Chúng ta có rất ít hiểu biết về các quá trình phát triển lõi trong của Trái Đất. Bởi vì nó nguội đi rất chậm, một số người cho rằng lõi trong có thể rất đồng nhất và cân đối. Thậm chí người ta còn cho rằng lõi trong của Trái Đất có thể là một tinh thể sắt đơn lẻ, tuy nhiên, ý tưởng này rất kỳ quặc so với mức độ lộn xộn đã được quan sát bên trong lõi trong.[13] Các nhà địa chấn học phát hiện rằng lõi trong thật sự khá hỗn độn và một số cấu tạo lớn cho phép các sóng địa chấn truyền qua một cách nhanh chóng theo nhiều hướng so với các phần khác của Trái Đất.[14] Bề mặt của lõi trong thể hiện sự thay đổi các tính chất nhanh chóng trong khoảng cách nhỏ nhất là 1 km. Điều này làm các nhà khoa học bối rối, khi mà sự biến thiên nhiệt độ theo chiều ngang (bên) dọc theo ranh giới của lõi trong thì cực kỳ nhỏ (kết luận này được xác định một cách chắc chắn từ việc quan sát từ trường). Các phát hiện gần đây cho rằng lõi trong ở dạng rắn và chính nó cũng được cấu tạo bởi các lớp cách biệt nhau bởi một đới chuyển tiếp dày khoảng 250 đến 400 km.[15] Nếu lõi trong lớn lên từ các lắng đọng đông cứng nhỏ rơi vào từ bề mặt của nó, thì một số chất lỏng cũng có thể bị giữ trong không gian rỗng và một số trong các chất lỏng còn lại có thể vẫn tồn tại bền bỉ ở cấp độ nhỏ trong hầu hết các phần bên trong của nó.

Do lõi trong không được liên kết một cách chặt chẽ với quyển manti rắn của Trái Đất, có thể rằng nó quay hơi nhanh hơn hoặc chậm hơn các phần khác của Trái Đất đã được ấp ủ trong một thời gian dài.[cần dẫn nguồn] Trong thập niên 1990, các nhà địa chấn học đã đưa ra nhiều tuyên bố khác nhau về việc nhận dạng kiểu quay cao cấp này khi quan sát các thay đổi về đặc điểm của sóng địa chấn truyền qua lõi trong trong vài thập kỷ, sử dụng tính chất các sóng truyền qua nhanh hơn theo nhiều hướng như đã đề cập ở trên. Theo ước tính, sự quay cao cấp này tăng thêm khoảng 1 độ trong một năm, mặc dù có kết luận rằng nó quay chậm hơn so với các phần khác của Trái Đất có cùng khối lượng.[cần dẫn nguồn]

Sự lớn lên của lõi trong được nghĩ là có vai trò quan trọng trong việc tạo ra từ trường Trái Đất bởi hoạt động dynamo trong lõi ngoài lỏng. Điều này xuất hiện một cách phổ biến bởi vì nó không thể hòa tan cùng một lượng các nguyên tố nhẹ như lõi ngoài, vì vậy sự nguội lạnh ở ranh giới lõi trong tạo ra một chất lỏng còn lại chứa các nguyên tố nhẹ hơn chất lỏng nằm trên. Điều này gây ra bởi lực đẩy nổi, và giúp điều khiển dòng đối lưu của lõi ngoài[cần dẫn nguồn]. Sự tồn tại của lõi trong cũng làm thay đổi các chuyển động cơ học của chất lỏng ở lõi ngoài khi nó lớn lên, và có thể giúp cố định từ trường khi nó được xem là có ứng xử mạnh hơn để không tạo thành dòng chảy như lõi ngoài (lõi ngoài được cho là có dòng chảy rối).[cần dẫn nguồn]

Người ta cũng tiếp tục suy đoán rằng lõi trong có thể thể hiện sự đa dang về kiểu mẫu biến dạng bên trong. Điều này có thể cần thiết để giải thích tại sao các sóng địa chấn đi qua một cách nhanh chóng theo nhiều hướng hơn các phần khác. Do dòng đối lưu nhiệt xuất hiện riêng lẻ chưa chắc là có thực,[16] bất kỳ chuyển động đối lưu theo phương thức đẩy nổi sẽ phải được điều khiển bởi sự thay đổi về thành phần hay sự phổ biến của chất lỏng bên trong nó. S. Yoshida và đồng sự đã đề xuất một cơ chế mới theo đó sự biến dạng của lõi trong có thể bị gây ra bởi tốc độ nguội lạnh ở xích đạo cao hơn ở các cực,[17] và S. Karato đã cho rằng các thay đổi về từ trường có thể cũng làm biến dạng lõi trong một cách từ từ theo thời gian.[18]






Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu