Skip to main content

Hoàng Sa Tự – Wikipedia tiếng Việt


Hoàng Sa Tự (chữ Hán: 黄 砂 寺), là ngôi miếu cổ của người Việt xây dựng trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa[1], đảo này Trung Quốc chiếm giữ vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 2 năm 1956, Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.




Hoàng Sa Tự niên hiệu Bảo Đại[sửa | sửa mã nguồn]


Miếu có một gian theo thể chế nhà đá. Cuộc khảo sát đầu tiên là của nhà Thanh năm 1909 do Ngô Kính Vinh dẫn đầu xác nhận: “Ở trên mỗi đảo Hoàng Sa đều có một ngôi miếu nhỏ xây kiểu nhà đá, tất cả tường mái là đá san hô và vỏ sò[2][3]. Ba mặt miếu Hoàng Sa bên trái, bên phải và đằng sau đều trồng các loại cây do quân nhân đến đảo đem theo hạt giống gieo trồng như hạt quả thủy nam.[4]

Cửa vào miếu có khắc hai bên hai câu:
Cô hồn miếu, cô hồn diễu diễu
孤魂庙,孤魂渺渺;
Hoàng sa tự, bích huyết Hoàng sa
黄沙寺,碧血黄沙。
Phía trên là bức Hoành phi có ghi "海不扬波" "Hải bất dương ba" có nghĩa là "Biển không nổi sóng"

Trong miếu có ghi niên hiệu "大南皇帝 保大十四年三月初一"Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại thập tứ niên tam nguyệt sơ nhất" (ngày mồng 1 tháng 3 năm Bảo Đại 14).

Nếu căn cứ việc Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại vào ngày 8 tháng 1 năm 1926, thì Hoàng sa tự có thể được trùng tu ngày mồng 1 tháng 3 năm Kỷ Mão (tức 20/04/1939[5]) sau khi bị bão làm sụp đổ chứ không phải Hoàng sa tự được xây vào ngày 01/03(Âm lịch)/1934 và sụp đổ vào năm 1939 như một số tài liệu Trung quốc đã ghi.

Sau khi Trung Quốc đổ quân chiếm đóng Phú Lâm, trong tạp chí "Lữ hành gia" quyển 6 xuất bản năm 1957 tại Bắc Kinh đã xác nhận niên đại trùng tu năm Bảo Đại 14 như trên.[6] Năm 1974, sau khi Trung Quốc đổ quân chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, nhà khảo cổ Trung Quốc Hàn Chấn Hoa và đồng nghiệp đến Hoàng Sa khảo sát, đã ghi nhận di tích của Hoàng Sa Tự (黄 砂 寺) trên đảo Phú Lâm[7].

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã, Hoàng Sa Tự là "bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam" tại Hoàng Sa.[1]

Hoàng Sa tự tồn tại ít nhất đến năm 1957 nhưng ngày nay không còn nữa.


Miếu thần ở Hoàng Sa niên hiệu Minh Mạng[sửa | sửa mã nguồn]


Trang sách Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển 154, viết về việc Minh Mạng cho xây dựng Hoàng Sa Tự trên đảo Phú Lâm quần đảo Hoàng Sa năm 1835.

Châu bản triều Nguyễn (阮朝硃本) về việc trở về sau khi xây đền thờ ở Hoàng Sa (黄沙) của đội Hoàng Sa do Phạm Văn Nguyên (笵文原) chỉ huy.

Bản đồ đảo Phú Lâm (Woody Island, 永興島) của quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands).

Miếu thần Hoàng Sa thời Minh Mạng được xây dựng trên một hòn đảo có bài khắc cổ Vạn lý ba bình, nay lấy làm tên cho đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, xây trong mười ngày. Tháng 6 âm lịch năm Ất Mùi niên hiệu Minh Mạng 16 (1835), Đại Nam thực lục chép rằng:


"建廣義黄沙神祠。黄沙,往廣義海分,有一白沙堆,樹木森茂,堆之中有井,西南有古廟,牌刻萬里波平四字。(白沙堆周圍一千七十丈,旧名佛寺山。東,西,南岸,什珊瑚石斜遶水面。北接珊瑚石,奕立,一堆周圍三百四十丈,高一丈三尺興沙堆岸,名磐灘石。)..."

"Dựng đền thờ thần [ở đảo] Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi (Quảng Nghĩa, 廣義). Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối um tùm rậm rạp, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ "Vạn lý ba bình 萬里波平" (cồn Bạch Sa [cát trắng] chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, bờ tây, và bờ nam là vô số đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với một cồn toàn đá san hô, chu vi 340 trượng, đứng sừng sững, cao hơn so với bờ cồn cát 1 trượng 3 thước, gọi là Bàn Than thạch). Năm ngoái vua toan dựng miếu lập bia ở chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được. Đến đây, mới sai cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mươi ngày làm xong rồi về."[8]

Chu vi đảo xây miếu thời Minh Mạng dài 1070 trượng là khoảng 5030 mét (một trượng khoảng 4,7 m). Chu vi cồn cát được gọi là "Bàn Than thạch" thời Minh Mạng khoảng 1600 mét (340 trượng).
Dựng đền thờ thần ở Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi. Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối um tùm rậm rạp, giữa cồn cát có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ "Vạn lý ba bình". Cồn cát trắng chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự. Bờ đông, bờ tây và bờ nam Bàn Than thạch.






Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont