Skip to main content

Giang Thành, Kiên Giang – Wikipedia tiếng Việt


Giang Thành là một huyện của tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Huyện được thành lập theo Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 29/6/2009 của Chính phủ Việt Nam [1]. Huyện được lập trên cơ sở tách 5 xã của huyện Kiên Lương.[2]. Huyện Giang Thành có biên giới với Campuchia về phía tây bắc, có cửa khẩu Giang Thành.





Huyện Giang Thành có 5 đơn vị hành chính cấp xã là Phú Lợi, Phú Mỹ, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú.
Huyện lỵ đặt tại ngã ba Đầm Chít, xã Tân Khánh Hòa.



Thời Pháp thuộc, Giang Thành là tên một quận thuộc tỉnh Hà Tiên. Sau năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa quyết định giải thể tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào tỉnh Kiên Giang vừa mới thành lập. Lúc này, quận Giang Thành cũng bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn quận Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho thành lập quận Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên Lương gồm 5 xã tách từ quận Kiên Thành và quận Hà Tiên trước đó.

Năm 1957, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng quyết định giải thể tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào địa bàn tỉnh Rạch Giá. Khi đó, quận Giang Thành cũng bị giải thể và sáp nhập vào địa bàn huyện Hà Tiên, tỉnh Rạch Giá.

Năm 1965, chính quyền Cách mạng giao huyện Hà Tiên cho tỉnh An Giang quản lý. Đến năm 1967 lại trả hai huyện Hà Tiên về cho tỉnh Rạch Giá như trước. Tuy nhiên, năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Hà Tiên lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 huyện Hà Tiên lại thuộc tỉnh Long Châu Hà.

Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn đặt huyện Hà Tiên thuộc tỉnh Long Châu Hà cho đến đầu năm 1976. Từ tháng 2 năm 1976, Hà Tiên là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang.



Ngày 8 tháng 7 năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 47/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Hà Tiên và thành lập các phường thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hà Tiên, huyện Hà Tiên có 89.548,5 ha diện tích tự nhiên và 62.162 nhân khẩu, gồm 6 xã và 1 thị trấn.

Ngày 21 tháng 04 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ - CP về việc đổi tên huyện Hà Tiên thành huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang.

Ngày 29 tháng 06 năm 2009, Chính phù ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thuộc các huyện, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Nội dung như sau:

Thành lập huyện Giang Thành thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở điều chỉnh 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu của huyện Kiên Lương (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú).

Huyện Giang Thành có 40.744,3 ha diện tích tự nhiên và 28.910 nhân khẩu, có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Phú Mỹ, Phú Lợi, Tân Khánh Hòa, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú.



Phía bắc huyện Giang Thành giáp Campuchia, phía đông giáp tỉnh An Giang và huyện Hòn Đất, phía tây giáp thành phố Hà Tiên và phía nam giáp huyện Kiên Lương.

Huyện Giang Thành có diện tích 407,443 km² và dân số 28.910 người với 6.172 hộ.



Huyện Giang Thành hoạt động nông nghiệp là chủ yếu với lúa là cây chủ lực (Với năng suất 7 - 8 tấn/ha/năm). Hoạt động mua bán - dịch vụ mạnh nhất tập trung vào Đầm Chính, Giang Thành và Chợ Đình (Vĩnh Điều).



Tỉnh lộ 955A là tuyến đường chính ở huyện Giang Thành











Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu