Skip to main content

Dangerous (album của Michael Jackson) – Wikipedia tiếng Việt

Dangerous là album phòng thu thứ tám của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Michael Jackson, phát hành ngày 26 tháng 11 năm 1991 bởi Epic Records. Nó được phát hành sau hơn bốn năm kể từ album phòng thu trước của Jackson Bad (1987), và là album đầu tiên của ông kể từ Forever, Michael (1973) mà không có sự tham gia sản xuất của cộng tác viên lâu năm Quincy Jones. Quá trình ghi âm cho Dangerous được thực hiện từ tháng 6 năm 1990 đến tháng 10 năm 1991, trong đó Jackson tham gia sản xuất cho tất cả những bài hát từ album, với sự tham gia hỗ trợ cộng tác từ nhiều nhà sản xuất như Teddy Riley, Bill Bottrell và Bruce Swedien, bên cạnh sự hợp tác từ nhiều nghệ sĩ khác như Slash, Heavy D, Andraé Crouch, Wreckx-n-Effect và Công chúa Stéphanie của Monaco. Tương tự như những album trước đây của Jackson, nó là sự kết hợp giữa nhiều thể loại nhạc như R&B, pop và rock cũng như một thể loại nhạc mới, new jack swing, sau khi Riley thuyết phục Jackson cho một sự cách tân mới trong âm nhạc và để thu hút những đối tượng khán giả trẻ hơn.

Jackson đã viết lời cho hầu hết những bài hát từ Dangerous, với nội dung đề cập đến nhiều chủ đề như phân biệt chủng tộc, đói nghèo, chứng hoang tưởng, lãng mạn, niềm vui của trẻ em, thế giới và tự lực. Sau khi phát hành, Dangerous đa phần nhận được những phản ứng tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó họ công nhận đây là album new jack swing thành công nhất mọi thời đại.[1] Nó còn nhận được bốn đề cử giải Grammy tại lễ trao giải thường niên lần thứ 36, và chiến thắng một giải ở hạng mục Album xây dựng xuất sắc nhất, Phi cổ điển, được trao cho Sweden và Riley. Nó cũng tiếp nối những thành công rực rỡ về mặt thương mại của Jackson trên toàn cầu, đứng đầu các bảng xếp hạng ở hơn 13 quốc gia. Tại Hoa Kỳ, Dangerous ra mắt ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200, trở thành album thứ hai của Jackson đạt vị trí số một trong tuần đầu phát hành. Nó cũng được chứng nhận bảy đĩa Bạch kim từ Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA), công nhận bảy triệu bản đã được tiêu thụ tại đây. Tính đến nay, album đã bán được hơn 32 triệu bản trên toàn cầu, trở thành một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại.

Chín đĩa đơn được phát hành từ Dangerous, và tất cả đều gặt hái những thành công nhất định trên toàn cầu. Đĩa đơn đầu tiên, "Black or White" đứng đầu các bảng xếp hạng ở hơn 20 quốc gia và trở thành đĩa đơn quán quân thứ 12 của Jackson trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Hai đĩa đơn tiếp theo, "Remember the Time" và "In the Closet" cũng gặt hái những hiệu ứng đáng kể về mặt thương mại, vươn đến top 10 ở nhiều quốc gia. "Jam" và "Heal the World" tuy không đạt được nhiều thành công ở Hoa Kỳ, nhưng đều trở thành những bản hit ở nhiều quốc gia, trong đó "Jam" nhận được hai đề cử giải Grammy và "Heal the World" vươn đến top 5 ở nhiều thị trường lớn. Đĩa đơn thứ tám, "Will You Be There" được cho làm bài hát chủ đề cho bộ phim năm 1993 Free Willy, và lọt vào top 10 ở Hoa Kỳ. Hai đĩa đơn phát hành ngoài thị trường Hoa Kỳ, "Give In to Me" và "Gone Too Soon" đã gặt hái một số thành công nhất định, vươn đến top 10 và top 40 ở nhiều quốc gia. Để quảng bá cho Dangerous, Jackson bắt tay thực hiện chuyến lưu diễn hát đơn thứ hai trong sự nghiệp Dangerous World Tour, bao gồm 70 buổi diễn và kéo dài xuyên suốt hai năm 1992 và 1993.





Michael Jackson năm 1988

Trong tháng 1 năm 1989, sau thành công của chuyến lưu diễn kéo dài hai năm để quảng bá cho album phòng thu thứ bảy của ông, Bad (1987), Jackson quyết định tập trung phát triển những dự án khác ngoài âm nhạc, bao gồm hợp đồng quảng cáo giày thể thao L.A. Gear. Ngoài ra, ông cũng lên kế hoạch phát hành hai ấn phẩm tuyển tập hit, Decade 1979-1989Decade 1980-1990, với những tuyệt phẩm từ những album phòng thu trước Off the Wall, ThrillerBad, bên cạnh nhiều bản thu nháp chưa từng phát hành trước đó và những bài hát mới, trong đó bao gồm bản hát lại "Strawberry Fields Forever" của The Beatles.

Năm 1988, CBS Records được mua lại bởi Sony Music, giúp hãng này nắm giữ quyền phân phối những bản thu âm của các nghệ sĩ thuộc CBS Records trước đây như Epic và Columbia. Tháng 3 năm 1991, chỉ vài ngày sau khi em gái của ông Janet Jackson ký kết một hợp đồng ghi âm 32 triệu đô-la với hãng Virgin Records, Jackson đã ký kết hợp đồng với Sony Music trị giá được công bố là 50 triệu đô-la, trở thành bản hợp đồng lớn nhất lịch sử âm nhạc. Điều khoản hợp đồng của Jackson sẽ bao gồm ít nhất ba album phòng thu (Dangerous, đĩa thứ hai của HIStoryInvincible), một album phối lại (Blood on the Dance Floor: HIStory in the Mix), hai album tổng hợp (đĩa đầu tiên của HIStoryNumber Ones) và một box set (The Ultimate Collection).



Quá trình thu âm Dangerous được tiến hành tại Phòng thu số 2 của Record One và Ocean Way ở Los Angeles, bắt đầu từ ngày 25 tháng 6 năm 1990, và kết thúc vào ngày 29 tháng 10 năm 1991, trở thành album mất nhiều thời gian để thực hiện nhất trong sự nghiệp của Jackson lúc bấy giờ với 16 tháng, khác với những sản phẩm trước thường mất khoảng sáu tháng. Sau khi Jackson và Bottrell bắt đầu thực hiện vài bài hát cho album, bao gồm bản thu nháp cho "Dangerous", ông quyết định mời Teddy Riley để hợp tác sản xuất album. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1979, album của Jackson không có sự tham gia của Quincy Jones, cộng tác viên quen thuộc trong Off the Wall, Thriller, và Bad. Theo Jones, ông đã thuyết phục Jackson để Riley thay thế vị trí của ông.

Quá trình thu âm cho Dangerous đã phải trì hoãn do nhiều vấn đề sức khỏe của Jackson, khiến ông phải đến bệnh viện ở L.A. để kiểm tra sau khi cảm thấy tức ngực. Sau đó, ông tiếp tục quá trình thực hiện album, và thể hiện mong muốn mang đến những âm thanh nặng hơn so với trước, một quyết định được lấy cảm hứng bởi album phòng thu trước từ em gái của ông Janet, Janet Jackson's Rhythm Nation 1814 (1989). Trước khi làm việc với Riley, Jackson thể hiện mong muốn làm việc với những nhà sản xuất như Kenneth "Babyface" Edmonds và Antonio "L.A." Reid. Cùng khoảng thời gian đó, Jermaine Jackson, anh trai của ông sau khi ký hợp đồng với La Face Records, cũng dự định hợp tác với họ. Michael đã không tiết lộ điều đó với Jermaine trước, khiến ông cảm giác đây là một hành động phản bội, dù ông đã bác bỏ cáo buộc này. Jermaine sau đó đã sáng tác bài hát "Word to the Badd", với những nội dung tiêu cực hướng về phía em trai mình, nhưng lại thanh minh rằng nó chỉ nhắm vào một mối quan hệ xấu.

Nhiều bài hát đã được thu âm cho Dangerous nhưng cuối cùng bị loại như "Monkey Business"; "She Got It"; "Work That Body"; "Serious Effect" (hợp tác với rapper LL Cool J) và "If You Don't Love Me". Một số bài hát và bản thu nháp sau đó đã được sử dụng và phát hành trong những album tiếp theo của Jackson, bao gồm bản ballad "For All Time", sau đó được phát hành cho Thriller 25; "Slave to the Rhythm" đã được phát hành lại và nằm trong album di sản của ông Xscape (2014); bài hát về môi trường "What About Us" đã gần như được hoàn thiện và sau đó trở thành "Earth Song" cho HIStory: Past, Present and Future, Book I (1995); "Superfly Sister" và "Blood on the Dance Floor" cũng được phát hành cho album phối lại của Jackson, Blood on the Dance Floor: HIStory in the Mix (1997). Một bài hát khác đã được Riley thực hiện cho Dangerous là "Joy" - sau đó đã được đưa vào album đầu tay album đầu tay của Blackstreet vào năm 1994, và được phát hành làm đĩa đơn thứ ba.[2][3]



Dangerous chính thức phát hành vào ngày 26 tháng 11 năm 1991. Trong tuần đầu phát hành, nó ra mắt ở vị trí số một trên bảng xếp hạng Billboard 200, và trụ lại đó trong 4 tuần, kéo dài 2 năm khác nhau. Doanh số tiêu thụ của album đã cán mốc 7 triệu bản trong hai tháng, trở thành album bán chạy nhanh nhất của Jackson ở Mỹ, phá vỡ kỷ lục trước đó Bad (bán được 7 triệu trong 4 tháng). Album được chứng nhận 7 lần đĩa Bạch kim bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA), ghi nhận con số tiêu thụ tại đây là 7 triệu bản.[4]

Trên thi trường quốc tế, Dangerous thống trị ở Vương quốc Anh ngay tuần đầu tiên, cũng như đạt ngôi vị quán quân ở nhiều quốc gia khác như Úc, Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha. Nó cũng là một thành công lớn ở các nước châu Á. Tính đến nay, album đạt bán được hơn 35 triệu bản trên toàn thế giới.[5][6]



Tương tự như Bad 4 năm trước, những kỳ vọng một lần nữa được đặt ra cho Dangerous. Vào tháng 9 năm 1991, Jackson thỏa thuận phát hành video của mình trên mạng truyền hình Fox bên cạnh các kênh âm nhạc truyền thống như MTV, BET và VH1. Video ca nhạc 11 phút cho "Black or White" được ra mắt vào ngày 14 tháng 11 năm 1991 tại 27 quốc gia và đạt cột mốc lên đến 500 triệu lượt xem, một con số kỷ lục đối với một video âm nhạc.[7] Việc phát sóng và những tranh cãi từ nội dung video đã thu hút sự chú ý cho Dangerous, cũng như hai video khác của Jackson cho "Remember the Time" và "In the Closet". Buổi hòa nhạc đặc biệt của Jackson, Michael Jackson: Live in Bucharest, phát trên HBO, cũng giúp số lượng đĩa Dangerous tăng vọt trở lại ngay sau khi nó lên sóng vào tháng 10 năm 1992. Sau nhiều tuần sụt giảm doanh thu lần nữa, Jackson xuất hiện dày đặc vào đầu năm 1993 bao gồm giải thưởng Âm nhạc Mỹ và giải Grammy, nơi ông nhận "Giải thưởng Huyền thoại sống" do em gái Janet của mình giới thiệu và trao giải, cũng như cuộc phỏng vấn trực tiếp với Oprah Winfrey, đã giúp album trở lại top 10.



Đĩa đơn đầu tiên của album, "Black or White", phát hành vào tháng 11 năm 1991, ngay lập tức trở thành hit số một, ra mắt ở phần trên bảng xếp hạng, và đạt hạng nhất ở Mỹ trong 7 tuần. Nó là đĩa đơn duy nhất từ album thống trị các bảng xếp hạng nhạc pop. Jackson có 4 đĩa đơn top 10 ở Mỹ từ Dangerous bao gồm "Remember the Time" đạt hạng 3 và hạng nhất trên bảng xếp hạng R&B, "In the Closet" cũng làm được điều tương tự, trong khi đạt vị trí thứ 6 trên Hot 100.

Đĩa đơn top 10 cuối cùng trong album là "Will You Be There", đạt vị trí thứ 7 và xuất hiện trong nhạc phim Free Willy. "Who is It" đạt hạng 14, trong khi "Jam" và "Heal the World" lọt đến top 30 của Hot 100, vị trí thấp nhất của Jackson kể từ đầu năm 1979. Những đĩa đơn được phát hành ngoài Hoa Kỳ bao gồm "Give In to Me" và "Gone Too Soon", trong đó "Give In to Me" lọt vào top 5 ở Anh quốc, Hà Lan, Úc và đứng đầu bảng xếp hạng ở New Zealand, trong khi "Gone Too Soon" nhận được những hiệu ứng vừa phải, trở thành hit top 40.

Những đĩa đơn trích từ Dangerous đã trở nên nổi tiếng hơn so với quê nhà Hoa Kỳ của nam ca sĩ: tại Anh, 7 trong số các đĩa đơn từ album đều vươn đến top 10 tại đây, tương tự với Bad đạt được năm 2009. Đây là một kỷ lục đối với bất kỳ album phòng thu nào được phát hành tại Anh quốc, cho đến khi Calvin Harris phá vỡ nó vào năm 2013.















Năm
Đề cử cho
Giải thưởng
Kết quả
1993DangerousAlbum kĩ xảo nhấtĐoạt giải
"Black or White"Ca sĩ thể loại giọng pop xuất sắc nhấtĐề cử
"Jam"Ca sĩ thể loại giọng R&B xuất sắc nhấtĐề cử
"Jam"Ca khúc R&B của nămĐề cử














































1. "Jam" (hợp tác với Heavy D)Michael Jackson, René Moore, Bruce Swedien, Teddy Riley 5:39
2. "Why You Wanna Trip on Me"  Teddy Riley, Bernard Belle 5:25
3. "In the Closet" (hợp tác với Công chúa Stéphanie của Monaco)Michael Jackson, Teddy Riley 6:32
4. "She Drives Me Wild" (hợp tác với Wreckx-n-Effect)Michael Jackson, Teddy Riley; lời rap: Aqil Davidson 3:42
5. "Remember the Time"  Teddy Riley, Michael Jackson, Bernard Belle 4:01
6. "Can't Let Her Get Away"  Michael Jackson, Teddy Riley 5:00
7. "Heal the World"  Michael Jackson 6:25
8. "Black or White" (hợp tác với L.T.B.)Michael Jackson; lời rap: Bill Bottrell 4:16
9. "Who Is It"  Michael Jackson 6:34
10. "Give In to Me" (hợp tác với Slash)Michael Jackson, Bill Bottrell 5:29
11. "Will You Be There" (Nhạc phim Free Willy)Michael Jackson 7:39
12. "Keep the Faith" (hợp tác với The Andraé Crouch Singers)Glen Ballard, Siedah Garrett, Michael Jackson 5:57
13. "Gone Too Soon"  Larry Grossman, Buz Kohan 3:24
14. "Dangerous"  Michael Jackson, Bill Bottrell, Teddy Riley 7:00








  1. ^ Carter, Kelley L. (ngày 11 tháng 8 năm 2008). “New jack swing”. Chicago Tribune. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2008. 

  2. ^ Allah, Dasun. “When Heaven Can Wait: Teddy Riley Remembers Michael Jackson”. hiphopwired.com. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015. 

  3. ^ Ivory. “SoulBounce's Class Of 1994: Blackstreet 'Blackstreet'”. soulbounce.com. Soul Bounce. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015. 

  4. ^ “Gold and Platinum”. Recording Industry Association of America. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2008. 

  5. ^ “Michael Jackson's Life & Legacy: The Eccentric King Of Pop (1986–1999)”. MTV. MTV. 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010. 

  6. ^ “Michael Jackson: The Numbers, An Exclusive Look Into The Lifetime Sales Of The King Of POP”. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2013. 

  7. ^ Phalen, Tom (ngày 16 tháng 11 năm 1991). “Living | Jackson Alters His New Video | Seattle Times Newspaper”. Community.seattletimes.nwsource.com. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2010. 

  8. ^ "Michael Jackson – Dangerous". Australiancharts.com. Hung Medien. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  9. ^ "Michael Jackson - Dangerous" (bằng tiếng Đức). Austriancharts.at. Hung Medien. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  10. ^ ds. “Charts July 6 – July 12, 2009”. ABPD. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012. 

  11. ^ “RPM 100 Albums”. RPM. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015. 

  12. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2015. 

  13. ^ ds. “Čns Ifpi”. Ifpicr.cz. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012. 

  14. ^ “Top 10 Sales in Europe” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  15. ^ "Michael Jackson – Dangerous". Dutchcharts.nl. Hung Medien. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  16. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  17. ^ “Top 10 Sales in Europe” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  18. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015. 

  19. ^ “Michael Jackson - Offizielle Deutsche Charts” (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015. 

  20. ^ “Top 10 Sales in Europe” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  21. ^ a ă “Top 10 Sales in Europe” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  22. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2015. 

  23. ^ Mexican Albums Chart Week 29 – 2009 Retrieved January 14, 2016.

  24. ^ "Michael Jackson – Dangerous". Charts.org.nz. Hung Medien. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  25. ^ "Michael Jackson – Dangerous". Norwegiancharts.com. Hung Medien. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  26. ^ “Top 10 Sales in Europe” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  27. ^ “Hits of the World” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  28. ^ "Michael Jackson – Dangerous". Swedishcharts.com. Hung Medien. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  29. ^ "Michael Jackson – Dangerous". Swisscharts.com. Hung Medien. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  30. ^ "Michael Jackson | Artist | Official Charts". UK Albums Chart. The Official Charts Company. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  31. ^ "Michael Jackson Album & Song Chart History" Billboard 200 cho Michael Jackson. Prometheus Global Media. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  32. ^ "Michael Jackson Album & Song Chart History" Billboard Top R&B/Hip Hop Albums cho Michael Jackson. Prometheus Global Media. Truy cập 12 tháng 10 năm 2015.

  33. ^ “Les Meilleures Ventes de CD/Albums depuis 1968” (bằng tiếng Pháp). InfoDisc. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2017. 

  34. ^ “Greatest of All Time — Top R&B/Hip-Hop Albums”. Billboard. Prometheus Global Media. 12 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2017. 

  35. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 50 Albums 1991”. ARIA. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  36. ^ “Top 100 Albums of 1991”. RPM. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  37. ^ “Les Albums (CD) de 1991 par InfoDisc” (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  38. ^ “Jaaroverzichten - Album 1993” (bằng tiếng Dutch). Hung Medien. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  39. ^ “Topp 40 Album Julen 1991” (bằng tiếng Na Uy). VG-lista. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  40. ^ “1991 Top 100 Albums”. Music Week (London, England: Spotlight Publications): 21. 11 tháng 1 năm 1992. 

  41. ^ “ARIA Charts - End Of Year Charts - Top 50 Albums 1992”. ARIA. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  42. ^ “Jahreshitparade Alben 1992” (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  43. ^ “Eurochart Hot 100 Albums 1992” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  44. ^ “Top 100 Album-Jahrescharts 1992” (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  45. ^ “Hit Parade Italia - Gli album più venduti del 1992” (bằng tiếng Ý). hitparadeitalia.it. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2011. 

  46. ^ “1992年 アルバム年間TOP100” (bằng tiếng Japanese). Oricon. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  47. ^ “Top Selling Albums of 1992”. RIANZ. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  48. ^ “Topp 40 Album Vinter 1992” (bằng tiếng Na Uy). VG-lista. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2017. 

  49. ^ “Swiss Year-end Charts 1992”. Hung Medien. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  50. ^ “Year End Charts: Top Albums”. Music Week: 10. 16 tháng 1 năm 1993. 

  51. ^ a ă “1992 Year-end Charts” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  52. ^ Ryan, Gavin (2011). “Australia's Music Charts 1988–2010”. Mt. Martha, VIC, Australia: Moonlight Publishing. 

  53. ^ “Jahreshitparade Alben 1992” (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  54. ^ “Top 100 Albums of 1993”. RPM. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  55. ^ “Jaaroverzichten - Album 1993” (bằng tiếng Dutch). Hung Medien. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  56. ^ “Eurochart Hot 100 Albums 1993” (PDF). Music & Media. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2017. 

  57. ^ “Top 100 Album-Jahrescharts 1993” (bằng tiếng Đức). GfK Entertainment. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  58. ^ “Top Selling Albums of 1993”. RIANZ. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  59. ^ “Top 100 Albums 1993”. Music Week: 25. 15 tháng 1 năm 1994. 

  60. ^ a ă “1993 Year-end Charts” (PDF). Billboard. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2015. 

  61. ^ “Best-selling Albums”. Austriancharts.at (bằng tiếng Đức). Hung Medien. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010. 

  62. ^ “Top 20 Singles and Albums of the Nineties”. Music Week (Miller Freeman). 18 tháng 12 năm 1999. tr. 28. 

  63. ^ Geoff Mayfield (ngày 25 tháng 12 năm 1999). 1999 The Year in Music Totally '90s: Diary of a Decade – The listing of Top Pop Albums of the '90s & Hot 100 Singles of the '90s. Billboard. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2010. 

  64. ^ “ARIA Charts – Accreditations – 2011 Albums”. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Úc. 

  65. ^ “Austrian album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Đức). IFPI Áo.  Nhập Michael Jackson vào ô Interpret (Tìm kiếm). Nhập Dangerous vào ô Titel (Tựa đề). Chọn album trong khung Format (Định dạng). Nhấn Suchen (Tìm)

  66. ^ “Brasil album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Associação Brasileira dos Produtores de Discos. 

  67. ^ “Rock And Roll”. rockandroll.gr. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2012. 

  68. ^ “Canada album certifications – Michael Jackson – Dangerous”. Music Canada. 

  69. ^ “Récord de Ana Gabriel” (bằng tiếng Tây Ban Nha). El Tiempo. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012. 

  70. ^ a ă “Finland album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Phần Lan). Musiikkituottajat – IFPI Finland. 

  71. ^ “France album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Pháp). Syndicat national de l'édition phonographique. 

  72. ^ “Les Meilleures Ventes de CD/Albums depuis 1968:” (bằng tiếng Pháp). infodisc.fr. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2012. 

  73. ^ “Gold-/Platin-Datenbank (Michael Jackson; 'Dangerous')” (bằng tiếng Đức). Bundesverband Musikindustrie. 

  74. ^ Krishna Sen and David T. Hill. Media,Culture and Politics indonesia. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2012. 

  75. ^ “Italy album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Ý). Liên đoàn Công nghiệp âm nhạc Ý.  Chọn Album e Compilation ở mục Sezione. Nhập Michael Jackson vào mục Filtra.

  76. ^ “E' Claudio Baglioni il Jackson italiano”. La Stampa. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2012. 

  77. ^ “RIAJ > The Record > November 1996 > Highest Certified International Albums/Singles (Mar '89 - Sep '96)” (PDF). Recording Industry Association of Japan (bằng tiếng Nhật). Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2013. 

  78. ^ “Michael Jackson award”. Sony Music Entertainment. LiveAuctioneers. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2012. 

  79. ^ “Certificaciones 2009”. AMPROFON (bằng tiếng Tây Ban Nha). Facebook. 2009. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2013. 

  80. ^ “Netherlands album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Hà Lan). Nederlandse Vereniging van Producenten en Importeurs van beeld - en geluidsdragers. 

  81. ^ “Latest Gold / Platinum Albums”. Radioscope. 17 tháng 7 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2011. 

  82. ^ Salaverri, Fernando (tháng 9 năm 2005). Sólo éxitos: año a año, 1959–2002 (ấn bản 1). Spain: Fundación Autor-SGAE. ISBN 84-8048-639-2. 

  83. ^ “Guld- och Platinacertifikat − År 1987−1998” (PDF) (bằng tiếng Thụy Điển). IFPI Thụy Điển. 

  84. ^ “The Official Swiss Charts and Music Community: Awards (Michael Jackson; 'Dangerous')”. IFPI Switzerland. Hung Medien. 

  85. ^ Business Review. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2012. 

  86. ^ “Britain album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Anh). British Phonographic Industry.  Nhập Dangerous vào ô Keywords. Chọn Title trong khung Search by. Chọn Album trong khung By Format. Nhấn Search

  87. ^ “Michael Jackson sales special”. music week. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2012. 

  88. ^ “American album certifications – Michael Jackson – Dangerous” (bằng tiếng Anh). Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ.  Nếu cần, nhấn Advanced Search, dưới mục Format chọn Album rồi nhấn Search

  89. ^ “European Top 100 Albums” (PDF). Music and Media (BPI Communications): 22. 23 tháng 10 năm 1993. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2016. 


Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu