Skip to main content

Cỏ băng chiểu – Wikipedia tiếng Việt

Cỏ băng chiểu (danh pháp khoa học: Scheuchzeria palustris) là một loài thực vật một lá mầm[1], thuộc chi đơn loài Scheuchzeria[2], họ đơn chi Scheuchzeriaceae trong bộ Trạch tả (Alismantales).

Cỏ băng chiểu là một loại cây thân thảo sinh sống trong khu vực đầm lầy nước lạnh vùng ôn đới và hàn đới Bắc bán cầu, với một số tác giả coi là chia ra thành 2 phân loài - gồm cỏ băng chiểu châu Âu và cỏ băng chiểu Bắc Mỹ[3][4][5]. Chúng là:


  • Scheuchzeria palustris subsp. palustris. Miền bắc và đông châu Âu, miền bắc châu Á.

  • Scheuchzeria palustris subsp. americana (Fernald) Hultén. Miền bắc Bắc Mỹ.

Chi này được đặt tên theo nhà tự nhiên học Thụy Sĩ là Johann Jakob Scheuchzer (1672-1733) và em trai ông là Johann Kaspar Scheuchzer[6]. Tên khoa học của loài (palustris) là từ trong tiếng La tinh để chỉ đầm lầy.





Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG II, với họ Maundiaceae vẫn nằm trong họ Juncaginaceae còn họ Limnocharitaceae vẫn đứng độc lập.



Phân bố và sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]


Scheuchzeria palustris phân bố rộng trong các khu vực ôn đới ấm vừa phải và lạnh của Bắc bán cầu. Tại ranh giới phía nam của sự phân bố, nó chỉ xuất hiện tại một vài nơi cô lập, thường là khu vực miền núi (Pyrénées, Anpơ, Karpat, Bắc Cordillera), nhưng đôi khi cũng xuất hiện ở vùng bình nguyên. Ví dụ, trong khu vực cận kề Kharkiv và Voronezh nó xuất hiện tại đầm lầy rêu than bùn (Sphagnum spp.) hóa thạch sống của các thềm trên đồng cỏ đất cát, trong các Thung lũng triền sông cùng với nhiều loài khác sinh sống ở phương bắc như cói bông (Eriophorum spp.), gọng vó (Drosera spp.), mạn việt quất (Oxycoccus spp.) v.v.


Miêu tả[sửa | sửa mã nguồn]


Minh họa của Jacob Sturm từ sách Deutschlands Flora in Abbildungen, 1796

Cỏ băng chiểu là loài thực vật vùng đầm lầy không lớn (cao tới 20 cm) sống lâu năm với thân rễ dài (tới 0,5 m), thường gốc ghép chia nhánh, đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố lớp phủ rêu than bùn trên các đầm lầy, đặc biệt tại các khu vực sình lầy ven các gò đất cao trên đầm lầy.

Các lá thẳng, rõ nét, phân bố 2 tầng dọc theo thân cây ngắn có thể bị nhầm là lá của loài nào đó trong các họ như cói hay hòa thảo. Ở gốc lá có bẹ hở và tương đối dài, tách khỏi phiến lá bằng phần nhô ra nằm ngang dạng màng — thùy lưỡi, hơi thấp hơn một chút so với đỉnh lá trên mặt trên của nó nổi rõ một hốc gần như thuôn tròn — một lỗ thủy dịch, đóng vai trò của lỗ thoát nước để thoát nước dư thừa. Ở các nách lá là các lông tơ đa bào, tương đồng với các vảy nội bẹ của nhiều loài thực vật một lá mầm sống thủy sinh hay trong vùng đầm lầy. Trong tất cả các cơ quan sinh dưỡng có nhiều mô hô hấp, cho phép các chồi non của cỏ băng chiểu nhô lên khỏi mặt nước.


Quả của cỏ băng chiểu

Ở trạng thải ra hoa cỏ băng chiểu là khó thấy, do cụm hoa dạng chùm của nó với các bông hoa không đẹp mắt chỉ nhô cao hơn một chút trên thảm rêu than bùn.

Cụm hoa của cỏ băng chiểu, kết thúc bằng các chồi sinh sản có lá, thường bao gồm 3-6 (10) hoa lưỡng tính đối xứng tỏa tia, nằm trên các cuống ngắn trong nách của các lá bắc. Bao hoa là 6 lá đài không lớn, đường kính 4–6 mm màu xanh lục hơi vàng hay hơi nâu[3][5][7], phân bố thành 2 vòng, mỗi vòng 3 lá đài. Các nhị cũng có kiểu phân bố tương tự và nằm cao hơn các cánh hoa. Chúng bao gồm các bao phấn tương đối lớn màu nâu đỏ trên các chỉ nhị dài. Trụ (gân) bao phấn kéo dài trên đỉnh thành phần trên gân nhọn đầu. Các hạt phấn hoa không có lỗ. Bộ nhụy là 3, hiếm khi 2 hay 4—6 lá noãn tự do chỉ hơi nhô lên từ đế. Mỗi lá noãn mang 2 (hiếm khi nhiều hơn) phôi hạt ngược và hơi thu hẹp tới đầu nhụy hình đĩa nằm trên đỉnh của nó, được che phủ bằng các núm tương đối dài. Ra hoa trong khoảng tháng 5-6.

Khi mang quả các chồi sinh sản của cỏ băng chiểu trở nên dễ thấy hơn, do chúng mang các quả tương đối to màu lục vàng—nhiều lá noãn, các phần của nó phồng lên và lộ ra các khe hở theo đường khớp của các lá noãn. Ra quả trong giai đoạn tháng 6-7.

Cỏ băng chiểu là loài thụ phấn nhờ gió, trong đó khả năng tự thụ phấn bị giảm đi vì thuần thục sớm hơn của phấn hoa so với nhụy của cùng một hoa. Các hạt hình elip tương đối lớn được phát tán chủ yếu nhờ nước, do chúng có độ nổi cao vì sự có mặt của các mô chứa không khí tại lớp vỏ. Ngoài ra, cỏ băng chiểu cũng nhân giống nhanh nhờ sinh sản sinh dưỡng, do các nhánh thân rễ nhanh chóng đánh mất mối liên hệ với cây mẹ. Sự dịch chuyển các phần không lớn của thảm rêu than bùn cùng với các đoạn thân rễ của cỏ băng chiểu và các loại thực vật đầm lầy khác nhờ nước trong thời gian ngập lụt là có thể.


Ý nghĩa và sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]


Cỏ băng chiểu — một trong các loài thực vật tạo than bùn cơ bản trong các đầm lầy đầu nguồn hay vùng chuyển tiếp.






  • Gubanov I. A, Kiseljova K. V., Novikov V. S., Tikhomirov V. N., Xác định có minh họa thực vật Trung Nga, Moskva, Hiệp hội xuất bản khoa học KMK, Viện Nghiên cứu công nghệ, 2002, quyển 1, tr. 154 (Губанов И. А., Киселёва К. В., Новиков В. С., Тихомиров В. Н. Иллюстрированный определитель растений Средней России. — М.: Т-во научных изданий КМК, Ин-т технологических исследований, 2002. — Т. 1. — С. 154).



Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Bài tấn – Wikipedia tiếng Việt

Tấn là cách chơi bài của Nga, du nhập vào Việt Nam, được chơi bởi 2-4 người. Đây là một trong những cách chơi thông dụng của bộ bài Tây. Trò này bắt nguồn từ nước Nga, với tên Durak (thằng ngốc - dùng để chỉ người còn bài cuối cùng). Các lá bài [ sửa | sửa mã nguồn ] 5 quân lớn trong bộ tú lơ khơ. Trò chơi sử dụng bộ bài tiêu chuẩn (gồm 52 lá bài). Xếp hạng "độ mạnh" của các quân bài theo thứ tự giảm dần như sau: A (đọc là át, ách hay xì)> K (đọc là ca hay già)> Q (đọc là quy hay đầm)> J (đọc là gi hay bồi)> 10> 9> 8> 7> 6> 5> 4> 3> 2. Lá bài A là lá mạnh nhất và lá 2 là lá bài yếu nhất. Chia bài, chọn nước bài chủ [ sửa | sửa mã nguồn ] Chơi từ 2-4 người. Người chơi quyết định ai là người chia. Mỗi người 8 quân bài, chọn chiều chia bài là chia ngược chiều (hoặc theo chiều) kim đồng hồ (chiều chia bài cũng là chiều đánh), sau khi chia xong bốc thêm một lá để quyết định chất chủ (hoặc chất trưởng). Lá bốc được mang chất nào (Cơ, Rô, C

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu