Skip to main content

Đại dịch cúm 2009 – Wikipedia tiếng Việt


2009 swine flu outbreak - Cases by country































Đại dịch cúm 2009 còn gọi là Dịch cúm A/H1N1 (2009), "cúm lợn" (hay "cúm heo") là dịch cúm do một loại virút thuộc chủng H1N1 lần đầu tiên được các cơ quan y tế phát hiện vào tháng 3 năm 2009 [74] Sự bùng phát căn bệnh giống như bệnh cúm đã được phát hiện lần đầu ở 3 khu vực thuộc México. Tuy nhiên, chủng virút mới này đã không được xác nhận lâm sàng cho đến một tháng sau ở các ca bệnh ở bang Texas, California, Hoa Kỳ và sự hiện diện căn bệnh này đã được nhanh chóng xác nhận ở nhiều bang của Mexico và Thành phố Mexico; vài ngày sau nữa các ca riêng rẽ ở các nơi khác tại Mexico, Hoa Kỳ và Bắc bán cầu.

Đến tháng 4 năm 2009, dòng virút mới đã được xác nhập ở Canada, Tây Ban Nha, Anh quốc và người ta nghi ngờ chúng hiện diện ở nhiều quốc gia khác, bao gồm cả New Zealand với 2.400 ca có thể bị nhiễm loại virút này.

Các quan chức Mỹ đã đề nghị thay đổi cụm từ "cúm lợn" để tránh tình trạng người dân hiểu lầm là căn bệnh lây qua thịt lợn. Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Tom Vilsack cho là "Đây không phải là nạn dịch liên quan tới thực phẩm. Cần truyền đi thông điệp rằng ăn thịt lợn không gây ra bệnh"[75]. Nhiều quốc gia cấm nhập khẩu thịt lợn từ Bắc Mỹ và đã có nạn nhân chết ngoài Mexico.

Ngày 11 tháng 6 năm 2009, Tổ chức Y tế Thế giới, WHO, đã chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu và nâng cấp báo động lên cấp 6 [76].

Tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2009, cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có 29.669 trường hợp được xác định nhiễm cúm A/H1N1 tại 74 quốc gia, trong đó tử vong là 145 người gồm México:108 người, Mỹ: 27 người, Canada: 4 người, Chile: 02 người, Costa Rica: 01 người và Cộng hòa Dominican: 01 người, Guatemala: 01 người và Colombia: 01 người [77].




Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo[sửa | sửa mã nguồn]


Vào thứ bảy, 25/4, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Trần Phùng Phú Trân (Margaret Chan) cảnh báo về việc sự bùng phát cúm lợn tại Mexico và Mỹ có nguy cơ gây ra một đại dịch toàn cầu. Margaret Chan thúc giục quan chức y tế các nước đề cao cảnh giác đối với loại bệnh khác thường cũng như với bất cứ sự gia tăng nào về các trường hợp bị cúm nặng hoặc viêm phổi. "Đó rõ ràng là một loại cúm động vật do virút H1N1 gây ra và nó có khả năng thành dịch bệnh lớn do sự lây nhiễm mọi người. Tuy nhiên, dựa trên các bằng chứng về y tế, dịch bệnh và thử nghiệm, chúng ta chưa thể nói nó có gây ra đại dịch hay không", bà Trân nói trong một hội nghị.

Trong vài năm trước đó, cơ quan y tế LHQ đã cảnh báo rằng một loại virút mới có thể bùng phát thành đại dịch cúm ở người và lan khắp toàn cầu, giết hại hàng triệu người. Theo Chan, loại cúm H1N1 mới, sự pha trộn của virút cúm ở người, lợn và gia cầm, đã giết chết 68 người trong số 1.004 trường hợp mắc bệnh tại Mexico và khiến 8 người ở Mỹ nhiễm bệnh. Cho đến cuối tháng 4, chưa có dấu hiệu nào cho thấy có sự bùng phát cúm lợn tương tự trên thế giới.

"Virút cúm là rất khó đoán biết và đầy bất ngờ, hiện thời chúng tôi đang quan sát kỹ càng. Chúng tôi cần biết, virút lây lan như thế nào, kiểu truyền nhiễm và liệu nó có gây ra bệnh nặng không và xảy ra ở nhóm tuổi nào. Dù gì đi nữa, theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình nghiêm trọng này phải được theo dõi sát.", bà Trân nói. Phần lớn những người thiệt mạng vì loại cúm mới ở Mexico trong độ tuổi từ 25 tới 45.

Đến cuối tháng 4/2009, mức báo động của Tổ chức Y tế thế giới ở cấp độ 3. Tổ chức sẽ tăng lên mức 4 nếu virút có biểu hiện khả năng lây từ người sang người. Cấp độ 5 sẽ áp dụng nếu virút được phát hiện ở ít nhất hai nước trong cùng một khu vực. Mức 6 sẽ là báo động đại dịch toàn cầu. Trong thời gian chưa có vắc-xin điều trị, một số trường hợp được điều trị với thuốc chống virút. Không rõ về hiệu quả các loại vắc-xin cúm với dịch bệnh mới cũng như sự khác biệt về mặt di truyền học với các loại cúm khác.



Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Margaret thúc giục chính phủ các nước tăng cường giám sát sự bùng phát của bệnh dịch. Các quốc gia lên kế hoạch kiểm dịch, thắt chặt quy định nhập khẩu thịt lợn và kiểm tra hành khách máy bay trước cảnh báo của các chuyên gia y tế toàn cầu về khả năng dịch cúm lợn gây chết người bùng phát. Cúm lợn là loại bệnh hô hấp ở lợn. Trường hợp mắc bệnh ở người xảy ra khi tiếp xúc với lợn, hiếm khi xảy ra lây từ người sang người và hiện việc này được theo dõi sát sao. Các toà nhà công cộng tại Mexico đã đóng cửa, hàng trăm sự kiện công cộng bị huỷ bỏ. Trường học trong và xung quanh Thành phố Mexico đóng cửa tới ngày 6/5, gần 70% quán rượu, nhà hàng trong thủ đô tạm thời ngừng hoạt động. Người dân được khuyến cáo tránh bắt tay. Đại sứ quán Mỹ tại Mexico khuyên du khách tới nước này giữ khoảng cách ít nhất 1,8 mét với người khác.

Theo Bộ trưởng Y tế Mexico, Jose Cordova, tổng cộng có 1.324 người đã nhập viện với các triệu chứng nghi ngờ kể từ ngày 13 đến 26/4 và được xét nghiệm virút. "Cùng lúc đó, 81 người đã tử vong có lẽ liên quan tới virút, nhưng mới chỉ 20 trường hợp được xác nhận thông qua kiểm tra tại phòng thí nghiệm", ông nói. Tổng thống Mexico Felipe Calderon tuyên bố các biện pháp khẩn cấp đối phó với tình hình trong đó có quyền cách ly cá nhân nghi ngờ nhiễm virút mà không sợ liên quan tới pháp luật. Mexico đã đóng cửa các trường học, bảo tàng, thư viện, rạp hát với nỗ lực ngăn chặn dịch cúm lây lan sau khi hàng trăm người bị nhiễm bệnh.

Hồng Kông và Đài Loan tuyên bố, những du khách trở về từ vùng có dịch cúm nếu bị sốt sẽ phải cách ly. Cơ quan y tế Nga khẳng định, bất kể hành khách nào từ Bắc Mỹ nếu bị sốt sẽ phải cách ly cho tới khi xác định rõ nguyên nhân. Sân bay Narita tại Tokyo, Nhật Bản đã lắp đặt một thiết bị để kiểm tra nhiệt độ hành khách đến từ Mexico. Indonesia tăng cường giám sát tại mọi điểm ra vào tại sân bay với khách du lịch có triệu chứng cúm và sẵn sàng cách ly trường hợp nghi ngờ nếu cần thiết. Hàn Quốc cảnh báo hạn chế đi lại tới thủ đô của Mexico và ba tỉnh có dịch. Bộ Y tế Ý cũng khuyến cáo người dân hoãn du lịch tới vùng xuất hiện bệnh cúm.



Các triệu chứng của căn bệnh này giống như cúm gồm: sốt trên 37,8 độ C, đau nhức cơ thể, đau họng, ho, sung huyết đường hô hấp và trong một số trường hợp là nôn ói, tiêu chảy. Loại virút này thường lây do trực tiếp tiếp xúc với lợn. Tuy nhiên, Joseph Domenech, phụ trách cơ quan thú y thuộc Tổ chức Nông-Lương Liên Hiệp Quốc tại Roma nhấn mạnh, mọi triệu chứng cho thấy virút biến chuyển lây từ người sang người.


Tổ chức Y tế thế giới nâng mức cảnh báo[sửa | sửa mã nguồn]


Tổ chức Y tế thế giới ngày 27/4 nâng mức cảnh báo cúm lợn từ 3 lên 4, như vậy chỉ còn hai nấc nữa là tới thông báo về một đại dịch cúm đầu tiên trong vòng 40 năm. Quyết định này của Tổ chức cho thấy, nguy cơ về một đại dịch, sự bùng phát trên toàn cầu của một căn bệnh nguy hiểm là rất lớn. Cảnh báo ở mức 4 nghĩa là virút có khả năng truyền từ người sang người và có thể làm bùng phát bệnh trong cộng đồng. Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới, tiến sĩ Fukuda nói: "Những gì đang diễn ra có thể hiểu đó là một bước tiến lớn theo hướng đại dịch cúm. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, vẫn chưa thể coi đó là đại dịch". Theo Fukuda, virút đã lan rộng nên khó mà ngăn chặn được, vì vậy các nước cần tập trung áp dụng các biện pháp bảo vệ người dân. Các chuyên gia không đề nghị đóng cửa biên giới hay hạn chế đi lại. Lô vắc xin cúm lợn sẽ sẵn sàng trong 4 tới 6 tháng sau đó, nhưng sẽ tốn vài tháng để sản xuất với số lượng lớn, ông Fukuda nói. Theo các chuyên gia y tế, virút xuất phát từ cùng một chủng gây ra sự bùng phát cúm theo mùa ở con người. Tuy nhiên, loại mới phát hiện chứa cả gen có trong loại cúm gây bệnh ở lợn và gia cầm. Đến cuối tháng 4, Tổ chức Y tế Thế giới nâng mức báo động lên cấp 5. Cấp cao nhất đồng nghĩa với đại dịch toàn cầu. 2 triệu liều thuốc kháng virút được Tổ chức chuyển cho các văn phòng khu vực, và từ đó chuyển tiếp đến các nơi cần thiết. Phần lớn số thuốc này được cho là sẽ đến tay các nước đang phát triển và không có kho dự trữ.



Ngày 28/4, những ca nhiễm virút H1N1 đầu tiên tại châu Âu được xác nhận. Hai người Anh phải nhận viện, một người đàn ông Tây Ban Nha có kết quả dương tính với cúm lợn và 17 người khác bị nghi nhiễm. Ngoài Mexico, Anh và Tây Ban Nha, cũng đã có những trường hợp mắc bệnh được ghi nhận ở Mỹ và Canada. Các ca nghi nhiễm khác đang được điều tra tại Brasil, Israel, Úc và Tân Tây Lan. Hãng du lịch lớn nhất tại Đức, TUI, phải hoãn mọi chuyến đi tới Thành phố Mexico, nhưng các tour tới nơi khác của Mexico vẫn được tiếp tục.

Các bộ trưởng Y tế tại Liên âu gặp nhau vào ngày 30/4 để bàn về đại dịch. Các quan chức khuyên người dân không nên du lịch đến những nơi bị nhiễm bệnh, đề phòng lây lan căn bệnh. Bộ trưởng Y tế Scotland Nicola Sturgeon nói hai bệnh nhân nằm viện đang hồi phục, chỉ nhiễm bệnh nhẹ. "Nguy cơ lây lan ra công chúng là không cao". Trước đó, Bộ trưởng Y tế Anh Alan Johnson cũng nói trong số 25 ca nghi nhiễm ở Anh, 8 người có kết quả âm tính, 3 người nữa chờ kết quả xét nghiệm và 14 người được theo dõi.



Vào thứ năm, 30/4, 2009 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố sẽ không dùng thuật ngữ "cúm lợn", để mọi người khỏi nhầm tưởng là bệnh cúm do lợn gây ra. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Ai Cập bắt đầu chiến dịch tận diệt lợn, vì nước này tưởng làm như vậy có thể ngăn ngừa được căn bệnh cúm gây chết người lúc này. Phát ngôn viên YTTG Dick Thompson nói cơ quan phụ trách nông nghiệp và lương thực của Liên Hợp Quốc rất lo ngại, bởi cụm từ "cúm lợn" gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng và khiến một số nước ra lện cấm lưu hành các sản phẩm từ lợn, thậm chí cho tiêu hủy đàn lợn. "Thay vì gọi là cúm lợn... chúng tôi sẽ gọi nó bằng thuật ngữ khoa học, là cúm A H1N1", Thompson nói.

Các virút cúm ban đầu phát sinh từ lợn, nhưng có các gen của virút cúm người, gia cầm và lợn. Trong dịch bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định rằng virút lây từ người sang người, chứ không phải do tiếp xúc giữa người và lợn ốm. Từ Paris, Tổ chức Thú y Quốc tế khẳng định "không có bằng chứng nào về việc lợn nhiễm virút gây bệnh, hay việc người bị nhiễm trực tiếp từ lợn". "Giết lợn không giúp bảo vệ sức khỏe của người cũng như vật nuôi" và là hành động "không thích hợp", tuyên bố của tổ chức thú y có đoạn.



Trong khi các chính phủ trên khắp thế giới hết sức lo ngại, ngày 3/5, người ta phát hiện ra trường hợp nhiễm virút cúm A/H1N1 từ người sang lợn đầu tiên ở Canada. Khoảng 200 con lợn ở một trang trại của Canada đã bị phát hiện nhiễm virút cúm A/H1N1 và theo Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada, rất có thể 200 con lợn này đã bị lây cúm từ một người Canada vừa trở về từ Mexico. Các quan chức ngành nông nghiệp Canada tin rằng người nông dân làm trong trang trại nói trên có thể đã hắt hơi hoặc ho gần những con lợn.

Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada cho cách ly đàn lợn này để chờ thêm các xét nghiệm khác nhằm phân tích đầy đủ hơn về loại virút mà đàn lợn mắc phải. Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada cũng cho biết tất cả những con lợn nhiễm bệnh đều đang dần hồi phục hoặc có con đã hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất được nhiều người quan tâm lúc này là liệu virút cúm đó có thể quay ngược lại lây sang người không? Câu hỏi này rất quan trọng bởi vì sự lây lan qua lại giữa các loài có thể sẽ khiến căn bệnh cúm A/H1N1 này trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra nhiều cái chết hơn.

Virút A/H1N1 là loại virút chưa từng được thấy trước đây. Nó được pha trộn từ gen của các loại virus cúm có trong lợn, chim và người và xuất hiện ở lợn. Các chuyên gia lo ngại rằng mặc dù mới có một trường hợp duy nhất nhưng virút lây từ người sang lợn có thể sẽ biến đổi thêm nữa trước khi lây ngược trở lại sang người. Juan Lubroth, một chuyên gia về sức khoẻ động vật tại Tổ chức Nông lương thế giới của Liên Hợp Quốc cho rằng "virút này có thể dễ gây chết người hơn nhưng nó cũng có thể trở nên hiền hoà hơn. Hai chiều hướng đều có khả năng xảy ra." Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khẳng định thịt lợn, thậm chí là thịt của con lợn nhiễm virút A/H1N1, vẫn an toàn để ăn. Lubroth nhấn mạnh người ốm nên tránh tiếp xúc với lợn nhưng những người làm trong các nông trại không cần phải áp dụng thêm các biện pháp đề phòng khác bởi vì khả năng họ nhiễm virút từ một con lợn là nhỏ. Theo Lubroth, không giống như virút H5N1 lây nhiễm qua máu, qua các bộ phận và tế bào của gia cầm, hầu hết các loại virút cúm lợn đều chỉ lây lan qua đường hô hấp. Điều này có nghĩa là khả năng người lây bệnh từ lợn là khoảng "1%".


Nguy cơ ở mức báo động cao nhất[sửa | sửa mã nguồn]


Ngày 5/5, Tổ chức Y tế Thế giới tính đến khả năng nâng mức báo động dịch cúm A H1N1 lên mức cao nhất. YTTG sử dụng 6 mức báo động để đánh giá nguy cơ y tế đối với thế giới. Phát ngôn viên của YTTG Dick Thompson nói YTTG phải sẵn sàng đối mặt với mọi khả năng có thể xảy ra. Trong một bài phỏng vấn với một tờ báo của Tây Ban Nha El Pais, giám đốc của YTTG Margaret Chan ám chỉ rằng tổ chức này có thể nâng mức báo động lên cấp 6. Bà cố làm giảm tác động của việc nâng mức báo động cao nhất bởi bà lo sợ việc sẽ gây ra những sự sợ hãi không cần thiết. Thep phát ngôn viên của YTTG Thomas Abraham không thể ngay lập tức xác nhận bình luận của bà Chan bằng tiếng Tây Ban Nha nhưng họ cùng chia sẻ quan điểm với những gì mà tổ chức này đã từng đưa ra trước đó. "Chúng tôi vẫn luôn giữ quan điểm về việc đại dịch sắp xảy ra. Nó chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng tôi nâng mức báo động cao nhất trừ phi loại virus này đột nhiên yếu đi hoặc chết đi." Tính đến 00:00 ngày 5/5, YTTG nói số ca mắc cúm A H1N1 đã vượt qua con số 1.000 ca tại 20 nước trên 5 châu lục.


Cuộc chiến ngoại giao và thương mại[sửa | sửa mã nguồn]


Người dân trên thế giới chưa kịp vui mừng trước việc Mexico, "tâm chấn" của đại dịch cúm A/H1N1, tuyên bố tình trạng ổn định thì đã phải lo ngại trước việc dịch cúm toàn cầu đang gây ra một số cuộc chiến thương mại và ngoại giao giữa các nước. Một cuộc tranh cãi thương mại quốc tế đang có nguy cơ bùng nổ sau khi khoảng 20 nước trên thế giới ra lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Mexico, Mỹ và Canana – 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch cúm, mặc dù Tổ chức Y tế thế giới vẫn khẳng định ăn thịt lợn nhiễm virút cúm A/H1N1 đúng cách là an toàn. Canada đe doạ sẽ đưa Trung Quốc ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới nếu như Bắc Kinh không rút lại lệnh cấm nhập khẩu lợn và thịt lợn từ tỉnh Alberta của nước này. Đây là nơi đã phát hiện ra một đàn lợn bị nhiễm virút H1N1 từ người. Trong khi đó, căng thẳng ngoại giao giữa Mexico và Trung Quốc tăng lên sau khi Mexico cáo buộc Trung Quốc phân biệt đối xử với công dân của họ. Mexico chỉ trích Bắc Kinh đã cách ly hơn 70 công dân của họ bất chấp việc những người này không hề có dấu hiệu hay triệu chứng nhiễm bệnh nào.

Ngoại trưởng Mexico Patricia Espinosa Cantellano cáo buộc việc Trung Quốc cách ly những người không có triệu chứng nhiễm virus A/H1N1 nói trên là có tính phân biệt đối xử và thiếu tính khoa học. Ông này cũng nhắc người dân Mexico không đến Trung Quốc cho đến khi nước này từ bỏ các biện pháp có tính phân biệt đối xử như vậy. Mexico cử một máy bay đến đón các công dân của mình từ các tỉnh, thành phố khác nhau của Trung Quốc về nước. Trung Quốc cũng đã cử một máy bay của mình đến Mexico để đón 200 người dân của họ đang mắc kẹt tại thành phố Mexico về nước. Canada ngày 4/5 cũng yêu cầu Bắc Kinh giải thích về việc nước này cách ly một nhóm ít nhất 20 sinh viên Canada mặc dù không ai trong số những sinh viên này có triệu chứng nhiễm cúm A/H1N1.


Y tế thế giới và Liên hiệp quốc trái nghịch nhau[sửa | sửa mã nguồn]


Vào đầu tháng 5 năm 2009 dư luận toàn thế giới hết sức quan tâm đến sự lây lan của dịch cúm A H1N1. Mọi thông tin về diễn tiến, sự lây lan của dịch cúm đều được theo dõi sát sao. Tuy nhiên, nhiều người không khỏi hoang mang trước một số thông điệp trái chiều, được đưa ra bởi chính các quan chức cấp cao trên thế giới cũng như cách phản ứng thái quá trước dịch bệnh.

Theo báo Telegraph ngày 5/5, Giám đốc Y tế thế giới Chan nhận định rằng dịch cúm A H1N1 có thể tấn công ở mức độ cao bất thường trong những tháng sau đó. Y tế thế giới xem xét nâng mức độ báo động lên cấp độ cao nhất, mức 6, có nghĩa là cúm H1N1 đã lây lan giữa các vùng và một đại dịch đã xuất hiện. Chan cảnh báo rằng đợt 2 của dịch bệnh nhiều khả năng sẽ là "lớn nhất trong tất cả các lần bùng phát dịch mà thế giới phải đương đầu trong thế kỷ 21" và lời khuyến cáo này đã làm tiêu tan những suy nghĩ lạc quan rằng dịch bệnh có thể đã bị ngăn chặn.

Tuy nhiên, theo tin từ Reuters, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon tuyên bố tại một phiên họp của Đại hội đồng ở New York rằng Y tế thế giới không có ý định nâng báo động lên mức cao nhất nếu như dịch bệnh lúc này tiếp tục diễn tiến như hiện tại. Ban khẳng định LHQ đã "sẵn sàng" cho một tình trạng khẩn cấp như vậy. Trong khi Y tế thế giới và Liên hiệp quốc, tuy có những phát ngôn mâu thuẫn nhưng tỏ ra thống nhất ở thái độ đầy trách nhiệm và yêu cầu cảnh giác cao độ về cúm, thì CNN thản nhiên dẫn lời các quan chức Mỹ đầy bất ngờ. Các quan chức Mỹ nói chủng virút H1N1 dường như không nguy hiểm hơn so với virút cúm thường hàng năm.

Những gì các nhà dịch tế học nghiên cứu với chủng cúm đặc biệt này cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh mới không mạnh hơn cúm theo mùa thông thường", CNN dẫn lời Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Janet Napolitano nhấn mạnh ngày 4/5. Tính tới thời điểm 5/5, số trường hợp mắc cúm A H1N1 được xác nhận đã lên tới 1.080 người trên toàn thế giới, khiến 26 người tử vong gồm 25 trường hợp ở Mexico và một ở Mỹ. Theo Napolitano, cúm theo mùa khiến hàng trăm nghìn người phải nhập viện và gần 35.000 trường hợp tử vong mỗi năm ở Mỹ. "Chúng ta lạc quan một cách thận trọng rằng chủng cúm này không nghiêm trọng hơn cúm theo mùa thông thường", Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ nói.



Ngay từ những ngày đầu tiên dịch bệnh bùng phát ở Mexico và sau đó xuất hiện ở nhiều nước khác, cụm từ mà báo chí sử dụng rộng rãi khi miêu tả căn bệnh này là "cúm lợn".

Tiến sĩ Bernard Vallat, Tổng giám đốc của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nói trong lần trả lời phỏng vấn báo chí, virút cúm xuất hiện ở Mexico và một số nước là một thể hỗn hợp của nhiều loại virút và nó chỉ truyền nhiễm từ người sang người chứ hoàn toàn không phải do lợn gây ra như nhiều người vẫn nghĩ. Theo Vallat, virút cúm H1N1 là một thể hỗn hợp, có đặc trưng của cả virút cúm lợn, virút cúm người và virút cúm gia cầm. Do vậy, gọi dịch bệnh là "cúm lợn" là hoàn toàn không chính xác. Tiến sĩ Vallat cho rằng muốn phòng ngừa căn bệnh này chỉ có thể bắt đầu từ con người, ngăn ngừa việc tiếp xúc giữa người mắc bệnh và người bị bệnh. Trong một động thái "xử oan", chính quyền Cairo còn ra lệnh tiêu hủy toàn bộ số lợn đang được chăn nuôi tại Ai Cập nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm mặc dầu chưa có một trường hợp nhiễm bệnh nào được thông báo ở nước này.

Không chỉ bị giết, lợn còn trở thành "nạn nhân" trực tiếp của bệnh cúm A H1N1 do người truyền sang. Ngày 2/5, các quan chức Canada thông báo, 200 con lợn ở một trang trại nước này được phát hiện nhiễm virút cúm A H1N1 - bằng chứng đầu tiên cho thấy virút đã lây từ người sang lợn, liên quan tới một nông dân vừa từ Mexico về. Ngành kinh doanh thịt lợn cũng phải chịu thiệt hại. Hiệp hội Xuất khẩu thịt Mỹ nói xuất khẩu thịt lợn của Mỹ giảm khoảng 10% kể từ khi cúm A H1N1 bùng phát. Việt Nam và một số nước châu Á kiểm soát chặt chẽ nguồn thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ. Trong khi đó, Y tế thế giới cho rằng ăn thịt lợn vẫn an toàn, và không nhất thiết phải cấm loại thịt này. Nhà khoa học về an toàn thực phẩm Peter Ben Embarek của Y tế thế giới nói rằng công tác giám sát cần được tăng cường sau khi đàn lợn ở Canada bị cách ly. Tuy nhiên, ông khẳng định không cần tiêu hủy lợn và ăn thịt lợn vẫn an toàn. Rõ ràng, toàn cầu quá nhạy cảm với virút cúm H1N1. Giữa sự bùng nổ thông tin, tỉnh táo và bình tĩnh là cần thiết để đối phó và ngăn chặn dịch bệnh.




Phương tiện liên quan tới 2009 swine flu outbreak tại Wikimedia Commons



  1. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô “Influenza A(H1N1) - update 56”. World Health Organization. 1 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2009. 

  2. ^ a ă Sum of canadian state-reported confirmed cases; See Canadian Swine Flu outbreak table for more information.

  3. ^ “Epidemiological Alert: Daily reports on the A(H1N1) Influenza situation” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Ministry of Health of Argentina. 2009. 

  4. ^ “Situación de la Influenza A (H1N1)” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Health Ministry. 16 tháng 6 năm 2009. 

  5. ^ “Gripe A: ya son 7 los muertos y Ocaña habla de "profunda preocupación"” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Clarín. 19 tháng 6 năm 2009. 

  6. ^ a ă “INFORME SITUACIÓN DE INFECCIÓN POR NUEVA INFLUENZA A (H1N1) EN CHILE AL 19 DE JUNIO DE 2009” (PDF). 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  7. ^ “Falleció una cuarta víctima de la influenza humana”. Emol. 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009. 

  8. ^ “Confirman la quinta muerte en Chile”. Los Andes online. 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  9. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y aa ab ac European Centre for Disease Prevention and Control: [1]
    Update:“ECDC SITUATION REPORT Update 21 June 2009, 17:00 hours CEST” (PDF). 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 


  10. ^ a ă “Colombia reports second swine flu death in Bogota”. Taiwan news. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  11. ^ “National tally of confirmed cases of H1N1 Influenza 09 (Human Swine Influenza) As at 5pm, 21 June 2009” (PDF). Department of Health and Ageing. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  12. ^ “Sản phụ 15 tuổi tử vong vì H1N1”. VnExpress. 30 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009. 

  13. ^ “Update on confirmed swine flu cases”. Health Protection Agency. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  14. ^ “First UK swine flu patient death”. BBC, UK. 14 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2009. 

  15. ^ a ă “DOH announces first death in RP linked to A(H1N1)”. GMANEWS. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  16. ^ “Más de mil contagiados con influenza A(H1N1) en Centroamérica”. Radio Cadena Agramonte. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009. 

  17. ^ “Cases of Influenza A (H1N1) Virus in Japan (Latest updated 11:00/22/June/2009)”. Ministry of Health, Labour and Welfare, Japan. 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  18. ^ “69 new flu cases confirmed”. bangkokpost. 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  19. ^ “衛生部甲型H1N1流感防控工作信息通報” (bằng tiếng Trung). 中華人民共和國衛生部. 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  20. ^ “Daily update on human swine influenza” (PDF). Surveillance and Epidemiology Branch, Centre for Health Protection. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  21. ^ “Recién nacido afectado por gripe A se recupera y sale del hospital”. Government of Panama. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009. 

  22. ^ “Influenza A (H1N1) Swine Flu - Update Eighty-three” (Thông cáo báo chí). Ministry of Health, New Zealand. 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  23. ^ Robert Koch Institute: [2]
    Update:“Situationseinschätzung zur Neuen Influenza (Situation assessment to the new influenza)” (bằng tiếng Đức). 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009. 


  24. ^ “So far 271 cases of H1N1 flu have been diagnosed in Israel.”. Ynet. 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009. 

  25. ^ “Confirman 18 nuevos casos de gripe AH1N1 en el Perú y contagiados aumentan a 218” (bằng tiếng Tây Ban Nha). Empresa Editora El Comercio. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  26. ^ “Casos de gripe A llegan a 216” (bằng tiếng Tây Ban Nha). laprensa.com.ni. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  27. ^ “Sobe para 215 total de casos de gripe suína no Brasil” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  28. ^ “Gripe A no cede en América, ya hay 227 muertos” (bằng tiếng Tây Ban Nha). eldiario. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  29. ^ “Costa Rica reports 28 new cases of A/H1N1 flu”. xinhua. 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009. 

  30. ^ “Salud Pública reporta seis nuevos casos de gripe H1N1” (bằng tiếng Tây Ban Nha). EFE. 13 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2009. 

  31. ^ “Institut de Veille Sanitaire: Grippe A(H1N1)] - French government.” (bằng tiếng Pháp). French government [ Institut de Veille Sanitaire: Grippe A(H1N1)]. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  32. ^ “16 new confirmed cases of Influenza A (H1N1-2009)” (Thông cáo báo chí). Ministry of Health, Singapore. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  33. ^ “Ascienden a 117 casos positivos de influenza AH1N1 en el país” (bằng tiếng Tây Ban Nha). ABN. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  34. ^ “Update. Influenza A (H1N1) Regional Report (June 19 2009)”. PAHO. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  35. ^ “SKorea swine flu tally tops 100”. PennLive.com. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  36. ^ “Nieuwe Influenza A (H1N1)” (bằng tiếng Hà Lan). 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  37. ^ “Sube a 95 el número de contagiados por la gripe A en Ecuador” (bằng tiếng Tây Ban Nha). EFE. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  38. ^ “With three new cases, India's swine flu tally at 59”. Thaindian.com. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  39. ^ “A (H1N1): SRK Assunta 2 closed for a week”. Xinhua. 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  40. ^ “42 confirmed (swine flu) virus A cases in Greece”. Express. 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009. 

  41. ^ “Five more A/H1N1 cases confirmed in Egypt”. Xinhua. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  42. ^ “Saudi reports new flu case”. The Peninsula. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  43. ^ “Grippe A(H1N1): Situationsbericht des Bundesamtes für Gesundheit (BAG)”. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  44. ^ “A 27 se elevan casos confirmados de la gripe A en Bolivia” (bằng tiếng Tây Ban Nha). United Press International. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  45. ^ “A/H1N1 flu cases total 25 in Finland”. Xinhua. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  46. ^ “Swine flu spreads to more Tobago schools”. Trinidad Express. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  47. ^ “Local swine flu case detected”. Hurriyet. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  48. ^ “Four new flu cases in Qatar”. The Peninsula. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  49. ^ “South America bears winter brunt of H1N1 pandemic”. AFP. 16 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2009. 

  50. ^ "Neue Grippe": Zehnter Fall in Österreich”. Kleine Zeitung. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  51. ^ “9th case of H1N1 flu confirmed in Morocco”. Maghreb Arab Press. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  52. ^ “Cayman swine flu cases up to seven”. CayCompass. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  53. ^ “Fifth case of swine flu confirmed in Emirates”. The National. 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2009. 

  54. ^ “Four new swine flu cases in Yemen confirmed”. Yemen Observer. 17 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009. 

  55. ^ “More new cases of A/H1N1 flu reported in Asia-Pacific region”. Xinhua. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  56. ^ “3rd Swine Flu Case in Luxembourg”. Station.lu. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  57. ^ “Oman reports first swine flu cases”. Canadian Press. 17 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2009. 

  58. ^ “Algeria detects second A/H1N1 flu case”. Xinhua. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  59. ^ “Ministry reiterates cautionary advice”. BruDirect.com. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  60. ^ “http://www.mlive.com/newsflash/health/index.ssf?/base/international-6/1245452521150400.xml&storylist=health”. Associated Press. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  61. ^ “Two confirmed cases of H1N1”. FijiVillage.com. 21 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2009. 

  62. ^ “Two confirmed H1N1 cases now logged for St. Maarten”. Daily Herald. 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009. 

  63. ^ “Boy, 9, becomes first swine flu case in Antigua”. Taiwan News. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  64. ^ “First A/H1N1 flu case detected in Bangladesh”. People's Daily. 19 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2009. 

  65. ^ “Iran confirms first case of H1N1 flu: report”. Reuters. 22 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2009. 

  66. ^ “BBC: First Isle of Man swine flu case”. BBC. 11 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2009. 

  67. ^ “Laos has first H1N1 case”. The Straits Time. 18 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2009. 

  68. ^ “Solomon Islands confirm first case of swine flu”. Australia Network News. 15 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2009. 

  69. ^ “USVI, St. Maarten confirm 1st swine flu cases”. Taiwan News. 16 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2009. 

  70. ^ a ă “Situation updates - Influenza A(H1N1)”. Epidemic and Pandemic Alert and Response. WHO. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2009. 

  71. ^ “A look at Illinois swine flu cases”. Chicago Tribune. Associated Press. 11 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2009. 

  72. ^ “CDC Telebriefing on Investigation of Human Cases of H1N1 Flu May 15, 2009”. U.S. Centers for Disease Control and Prevention. 15 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2009. 

  73. ^ “Vaccine research expert discusses the swine flu in Grand Forks”. Grand Forks Herald. 29 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2009. 

  74. ^ biosurveillance.typepad.com

  75. ^ Mỹ kêu oan cho lợn

  76. ^ WHO công bố 'đại dịch cúm heo', BBC 11/6/2009

  77. ^ Hơn nửa số ca mắc cúm A/H1N1 đã khỏi bệnh

  78. ^ “La fiche d'identité d'un virus inédit - Planète”. Le Monde.fr. 30 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009. 

  79. ^ Dias A, Bouvier D, Crépin T, McCarthy AA, Hart DJ, Baudin F, Cusack S, Ruigrok RW (tháng 4 năm 2009). “The cap-snatching endonuclease of influenza virus polymerase resides in the PA subunit”. Nature 458 (7240): 914–8. PMID 19194459. 

  80. ^ “Influenza polymerase fragment”. Protein Data Bank. doi:http://dx.doi.org/10.2210/pdb2w69/pdb . 

  81. ^ “Swiss-Prot: 81929174”. entrez Protein. National Library of Medicine. 

  82. ^ Biswas SK, Nayak DP (tháng 10 năm 1996). “Influenza virus polymerase basic protein 1 interacts with influenza virus polymerase basic protein 2 at multiple sites”. J Virol 70 (10): 6716–22. PMC 190714. 

  83. ^ “Crystal structure of Influenza A Virus H5N1 nucleoprotein”. Protein Data Bank. doi:10.2210/pdb2q06/pdb. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2009. 

  84. ^ “Nuclear export protein - Influenza A virus (strain A/Hong Kong/156/1997 H5N1 genotype Gs/Gd)”. Uniprot.org. 24 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2009. 

  85. ^ Subbarao K, Klimov A, Katz J, Regnery H, Lim W, Hall H, Perdue M, Swayne D, Bender C, Huang J, Hemphill M, Rowe T, Shaw M, Xu X, Fukuda K, Cox N (16 tháng 1 năm 1998). “Characterization of an avian influenza A (H5N1) virus isolated from a child with a fatal respiratory illness”. Science 279 (5349): 393–396. PMID 9430591. doi:10.1126/science.279.5349.393. 


Comments

Popular posts from this blog

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n

Mitsubishi – Wikipedia tiếng Việt

Mitsubishi Group Ngành nghề Tập đoàn Thành lập 1870 Người sáng lập Iwasaki Yataro Trụ sở chính Tokyo, Nhật Bản Khu vực hoạt động Toàn cầu Nhân viên chủ chốt CEO, Ken Kobayashi Sản phẩm Khai khoáng, công nghiệp đóng tàu, viễn thông, tài chính, bảo hiểm, điện tử, ô tô, xây dựng, công nghiệp nặng, dầu khí, địa ốc, thực phẩm, hóa chất, luyện kim, hàng không... Doanh thu US$ 248.6 tỉ (2010) Lợi nhuận ròng US$ 7.2 tỉ (2010) Số nhân viên 350,000 (2010) Website Mitsubishi .com Logo của Mitsubishi là ba củ ấu chụm vào nhau Mitsubishi là một tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật Bản. Công ty Mitsubishi đầu tiên là một công ty chuyển hàng thành lập bởi Yataro Iwasaki (1834–1885) năm 1870. Năm 1873, tên công ty được đổi thành Mitsubishi Shokai (三菱商会: Tam Lăng thương hội). Tên Mitsubishi (三菱) có hai phần: " mitsu " tức tam có nghĩa là " ba " và " hishi " tức lăng (âm " bishi " khi ở giữa chữ) có nghĩa là " củ ấu ", loại củ có hai đầu nhọn. Từ ngu

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont