Skip to main content

Thời đại tân kỳ – Wikipedia tiếng Việt

Thời đại tân kỳ (tựa gốc tiếng Anh: Modern Times) là một bộ phim câm hài hước của Mỹ, công chiếu vào năm 1936, do Charlie Chaplin thực hiện. Phim xoay quanh nhân vật gã lang thang trong nỗ lực để tồn tại ở một thế giới công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ phim phản ánh sự bóc lột sức lao động và cuộc sống bấp bênh của hàng triệu người trong thời kỳ khủng hoảng, mà theo Chaplin, là do hậu quả của thời đại tân kỳ. Bộ phim phê phán sự công nghiệp hóa (kỹ nghệ hóa) và qua đó là nguyên nhân gây ra việc đánh mất cá tính, quyền cá nhân bởi áp lực thời gian và công việc vận hành đơn điệu, lệ thuộc vào máy móc. Phần đông nhân vật được diễn tả như bị xói mòn nhân cách, ngoại trừ nhân vật chính Charlie duy trì được sự nhạy cảm của mình và nhân tính, phản ánh qua tình yêu với cô gái lang thang.

Các diễn viên tham gia gồm Charlie Chaplin, Paulette Goddard, Henry Bergman, Stanley Sandford và Chester Conklin. Biên kịch và đạo diễn đều bởi Chaplin.

Thời đại tân kỳ được Thư viện Quốc hội Mỹ chọn bảo tồn trong Viện lưu trữ phim quốc gia Mỹ vì "ý nghĩa văn hóa".





Charlie Chaplin trong phim Thời đại tân kỳ.

Trailer quảng cáo phim năm 1936

Thời đại tân kỳ kể về gã lang thang (Charlie Chaplin) làm công nhân nhà máy, gã làm việc siết con vít của các chi tiết máy chạy trên một dây chuyền lắp ráp. Sau khi trải qua một số chuyện kinh khủng như bị "ép ăn" bằng một cái máy ăn trưa hiện đại và phải làm việc với một tốc độ chóng mặt, gã hóa tâm thần và được người ta đưa vào bệnh viện. Sau khi rời khỏi đó, gã mất việc. Trên đường đi, gã lang thang thấy một lá cờ đỏ bị rơi và gã cố gắng trả lại, ngẫu nhiên lại thành người phất cờ đi đầu trong một đám biểu tình của người thất nghiệp. Cảnh sát ùa đến và do nhầm lẫn, gã lang thang bị tống vào tù. Trong tù, gã không may ăn nhầm phải thuốc phiện lậu và đi lung tung. Cũng nhờ thuốc mà gã có sức khỏe đánh gục bọn côn đồ định vượt ngục, gã trở thành một anh hùng và được trả tự do.

Ra ngoài, cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn, gã lang thang cố gắng để bị bắt lại vào tù sau khi mất một công việc đứng đắn. Gã nhận tội thay cho một cô gái bụi đời mồ côi bố mẹ (Paulette Goddard) đang bị truy đuổi vì ăn cắp một ổ bánh mì trong lúc quá đói. Người ta bắt gã nhưng có một nhân chứng đã vạch trần trò bịp của gã và thế là gã vẫn tự do. Vì muốn bị bắt, gã lang thang vào cửa hàng và ngốn một lượng thức ăn khổng lồ mà không trả tiền. Khi bị cho lên xe tù, gã gặp lại cô gái nọ và họ cùng nhau bỏ trốn. Mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn, gã lang thang làm việc bảo vệ gác đêm ở siêu thị, lén đưa cô gái vào và ăn trộm một ít thức ăn. Sáng hôm sau người ta tìm thấy gã trong một đống vải trên quầy hàng, và gã đã bị bắt.

Mười ngày sau, cô gái đưa gã về ngôi nhà của họ - một căn chòi làm tạm mà cô thừa nhận "không phải nhưng sẽ là cung điện Buckingham". Hôm sau, gã lang thang đọc một mẩu tin quảng cáo và kiếm được một việc làm. Trong lúc làm việc, gã làm ông sếp kẹt vào cỗ máy và phải xoay xở đưa ông ta ra. Công nhân nhà máy đình công. Ngẫu nhiên gã lang thang làm bay một cục gạch vào đầu viên cảnh sát, gã lại phải vào tù. Hai tuần sau, gã được thả ra và gặp lại cô gái bụi đời, giờ đã là một vũ công ở quán cà phê, cô xin ông chủ cho gã vào làm việc trong quán. Đến đêm, gã trở thành một bồi bàn hữu dụng tuy không phân biệt nổi sự khác nhau giữa cửa "vào" và cửa "ra" trong nhà bếp, và đã đưa được một con vịt quay đến một bàn ăn. Đến màn biểu diễn, gã tự biên tự diễn một bài hát bằng nhiều ngôn ngữ, dùng các biện pháp chơi chữ và trở thành ngôi sao trong đêm đó. Bỗng cảnh sát xông vào để bắt cô gái bụi đời và họ lại cùng nhau chạy trốn. Bộ phim khép lại với cảnh hai con người bên nhau sánh bước trên con đường dài trong ánh bình minh, tương lai dẫu vẫn mù mịt nhưng lòng tràn trề hy vọng.



Nữ diễn viên Paulette Goddard.


Danh sách của AFI[sửa | sửa mã nguồn]





Comments

Popular posts from this blog

Dorres – Wikipedia tiếng Việt

Tọa độ: 42°29′08″B 1°56′23″Đ  /  42,4855555556°B 1,93972222222°Đ  / 42.4855555556; 1.93972222222 Dorres Dorres Hành chính Quốc gia Pháp Vùng Occitanie Tỉnh Pyrénées-Orientales Quận Prades Tổng Saillagouse Xã (thị) trưởng Victor Marty (2001-2008) Thống kê Độ cao 1.332–2.827 m (4.370–9.275 ft) (bình quân 1.450 m/4.760 ft) Diện tích đất 1 24,77 km 2 (9,56 sq mi) INSEE/Mã bưu chính 66062/ 66760 Dorres là một xã thuộc tỉnh Pyrénées-Orientales trong vùng Occitanie phía nam Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1450 mét trên mực nước biển. INSEE x t s Các xã của tỉnh Pyrénées-Orientales L'Albère  · Alénya  · Amélie-les-Bains-Palalda  · Les Angles  · Angoustrine-Villeneuve-des-Escaldes  · Ansignan  · Arboussols  · Argelès-sur-Mer  · Arles-sur-Tech  · Ayguatébia-Talau  · Bages  · Baho  · Baillestavy  · Baixas  · Banyuls-dels-Aspres  · Banyuls-sur-Mer  · Le Barcarès  · La Bastide  · Bélesta  · Bolquère  · Bompas  · Boule-d'Amont 

Nhà thờ chính tòa Bùi Chu – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ Bùi Chu là một nhà thờ Công giáo Rôma, tọa lạc ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của giáo phận Bùi Chu. Đây còn là nơi an nghỉ của 5 giám mục đã từng cai quản giáo phận. Nhà thờ Bùi Chu được xây dựng dưới thời Pháp thuộc bởi giám mục Wenceslao Onate Thuận (1884) với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m [1] . Trải qua hơn 100 năm, ngôi nhà thờ này vẫn đứng vững với những cột gỗ lim và những đường nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc phương Tây. Hàng năm vào ngày 8 tháng 8, ngày lễ quan thầy của giáo phận, có nhiều giáo dân tập trung về dâng lễ.

Bạo động tại Ürümqi, tháng 7 năm 2009 – Wikipedia tiếng Việt

Bạo loạn Tân Cương (tiếng Anh: Xinjiang riots ), hay Vụ bạo động tại Ürümqi (tiếng Anh: July 2009 Ürümqi riots ), thủ phủ của khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở miền Tây Trung Quốc xảy ra vào đêm ngày 5 tháng 7 năm 2009. Vụ bạo động bao gồm 1.000 người [2] [3] [4] tham gia và sau đó đã tăng lên tới khoảng 3.000 người [5] . Ít nhất đã có 184 người chết, trong đó có 137 là người Hán và 46 là người Duy Ngô Nhĩ và 1 người Hồi. [1] Đây được coi là vụ bạo lực sắc tộc tồi tệ nhất Trung Quốc, diễn ra sau một năm khi xảy ra vụ bạo động Tây Tạng 2008. Bạo lực là một phần của cuộc xung đột sắc tộc đang diễn ra giữa người Hán và người Uyghur (phiên âm Hán: Duy Ngô Nhĩ) - một dân tộc gốc Turk chủ yếu theo đạo Hồi và là một trong những nhóm sắc tộc được công nhận chính thức tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng vụ bạo động bùng phát bởi sự bất mãn với cách giải quyết của chính quyền trung ương Trung Quốc về cái chết của hai công nhân người Uyghur tại tỉnh Quảng Đông [6] [7] . Tân Hoa xã n